2. CHƯƠNG II
2.3.2. Đánh giá các đặc tính cơ lý vải dệt kim kháng khuẩn sử dụng cho
bộ sưu tập thời trang thu đông dành cho nữ thanh niên
2.3.2.1. Lựa chọn các đặc tính cơ lý của vải cho mục đích nghiên cứu
Từ phân tích yêu cầu chất lượng của vải kháng khuẩn làm quần áo thời trang được thể hiện qua các tính chất cơ lý trong mục 1.3, luận văn này lựa chọn các tính chất cơ lý để đánh giá sự phù hợp của vải kháng khuẩn để làm bộ sưu tập thời trang thu đông dành cho nữ thanh niên như sau:
Sự phù hợp của vải cũng được đánh giá thông qua mức độ đáp ứng 6 yêu cầu chất lượng của vải đã được trình bày trong mục chương 1:
- Yêu cầu về độ bền (tuổi thọ sản phẩm) được đánh giá thông qua độ bền kéo của vải, độ xù lông của vải và độ giãn đàn hồi của vải
- Yêu cầu về tính tiện nghi của vải được đánh giá thông qua các tính chất sau: • Tiện nghi sinh lý nhiệt: được đánh giá thông qua khả năng hút ẩm và độ
thoáng khí của vải
• Tiện nghi vận động được đánh giá thông qua khả năng giãn của vải là độ giãn đứt, độ giãn đàn hồi, độ mềm của vải là độ rủ của vải và khối lượng của vải
• Tiện nghi tiếp xúc của vải được đánh giá thông qua chất liệu vải, kiểu dệt, độ mềm, khối lượng
- Yêu cầu về tính thẩm mỹ của vải được đánh giá thông qua độ mềm mại, độ xù lông của vải và các giải pháp bố trí hài hòa về kết cấu, đường nét… của trang phục
- Yêu cầu về tính dễ chăm sóc và bảo quản của quần áo của đánh giá thông qua độ co của vải
- Yêu cầu về tính bảo vệ được đánh giá thông qua độ thoáng khí của vải
2.3.2.2. Phương pháp kiểm tra các tính chất của vải
Khái niệm
Độ bền kéo đứt là lực lớn nhất mà mẫu thử chịu được cho đến khi bị phá huỷ tính bằng N, kgl, …
Độ giãn đứt tuyệt đối là phần chiều dài của mẫu thử tăng thêm ở thời điểm đứt tính bằng [mm].
Độ giãn đứt tương đối là tỷ số của độ giãn đứt tuyệt đối so với độ dài ban đầu của mẫu thử tính bằng [%].
Phương tiện thử
- Máy kéo đứt băng mẫu thử kiểu đứng
- Dưỡng cắt mẫu với kích thước 50 x 220 [mm] - Thước thẳng khác vạch đến 1 mm
Hình 2 Máy kéo đứt vải
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Lấy mẫu ban đầu theo TCVN 5791 – 1994
- Mẫu thử hình chữ nhật, có kích thước phần làm việc 50 x 100 [mm] và kích thước mẫu thử 50 x 220 [mm].
- Cắt băng mẫu thử theo cột vòng và hàng vòng có kích thước 5cm x 22cm.
- Trong trường hợp hàng vòng ở mẫu ban đầu bị lệch, các băng ngang phải cắt vuông góc với mép vải hoặc với đường gấp giữa của vải dệt kim
Vị trí của băng mẫu thử ở mẫu ban đầu bố trí để các băng dọc không bị trùng cột vòng và cách mép dọc hoặc đường gấp giữa ít nhất 50mm. Các băng ngang không bị trùng hàng vòng và cách mép cắt ngang ít nhất 50mm
Bảng 3 Danh mục các mẫu kéo đứt Mẫu Kích thước
mẫu (cm)
Số lượng mẫu Mục đích thí nghiệm
1.1D 5 x 22 04 Kéo đứt dọc 1.1N 5 x 22 04 Kéo đứt ngang 1.2D 5 x 22 04 Kéo đứt dọc 1.2N 5 x 22 04 Kéo đứt ngang 1.3D 5 x 22 04 Kéo đứt dọc 1.3N 5 x 22 04 Kéo đứt ngang 1.4D 5 x 22 04 Kéo đứt dọc 1.4N 5 x 22 04 Kéo đứt ngang
Giữ mẫu thử trong điều kiện khí hậu quy định TCVN 1748-1986
Để riêng mẫu dọc và mẫu ngang trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748- 1986 không ít hơn 24h.
Điều kiện thí nghiệm
Bật máy, kết nối máy tính với máy kéo đứt hoặc ghi kết quả trực tiếp trên máy. Mở các cửa sổ của phần mềm, đặt các thông số cho máy như tốc độ, độ nhạy cảm,….
Lực căng ban đầu của mẫu thử phụ thuộc vào khối lượng vải theo quy định: Đối với vải Dệt kim lực căng ban đầu là : 2N
Đặt khoảng cách ban đầu giữa hai miệng kẹp của máy kéo đứt (độ dài làm việc của mẫu thử) bằng 100mm
Sử dụng thang đo lực trên máy kéo đứt sao cho giá trị đo được nằm trong phạm vi từ 25%-75% giá trị lớn nhất của thang đo
Tốc độ chuyển động của hàm kẹp tương ứng với: + 100 mm/phút - Lực căng ban đầu đặt vào mẫu vải dệt kim : 2N
- Kẹp mẫu vào hàm cặp trên của máy, điều chỉnh để mẫu đặt song song với hàm cặp. Dùng mỏ lết xiết chặt hàm cặp trên. Sau đó tiến hành cặp mẫu vào hàm cặp dưới. Điều chỉnh cho mẫu thẳng và vuông vắn với hàm cặp. Điều chỉnh mẫu để lực căng ban đầu theo đúng quy định.
- Mẫu sau khi cố định hàm cặp tiến hành chạy máy (ấn start).
- Quan sát hành trình của hàm cặp trên. Sau khi đứt mẫu hàm cặp trên sẽ dừng lại. Trên máy sẽ hiển thị chiều dài đứt và lực.
Độ bền kéo đứt của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các lực kéo đứt của mẫu thử.
Độ giãn đứt tuyệt đối của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các kết quả độ giãn ở thời điểm các mẫu thử đứt.
Độ giãn đứt tương đối của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các kết quả độ giãn tương đối của các mẫu thử.
Khi tính toán lấy số liệu chính xác đến 0,1N. Kết quả cuối cùng quy tròn đến 1N.
• Phương pháp xác định khối lượng theo TCVN 5793 - 1994
Khái niệm
- Khối lượng 1m2 vải dệt kim (không biên) là khối lượng một mảnh vải có diện tích đúng bằng 1m2
- Khối lượng thực tế 1m2 vải dệt kim là khối lượng của vải ở điều kiện độ ẩm thực tế.
- Khối lượng quy chuẩn của 1m2 vải dệt kim là khối lượng của vải đã được quy đổi về độ ẩm quy định
Bản chất phương pháp
Phương pháp dựa vào việc xác định khối lượng các mẫu ban đầu hoặc mẫu thử của vải dệt kim bằng cách cân với độ chính xác trước rồi tính cho 1 đơn vị dài hoặc 1 đơn vị diện tích.
Phương tiện thử
- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,001g so với khối lượng mẫu cân - Dụng cụ cắt vải để lấy mẫu có diện tích S = 100 [cm2]
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5793 - 1994
- Từ từng mẫu ban đầu cắt 10 mẫu thử hình tròn có S = 100 [cm2]. Các mẫu thử cắt ở các vị trí khác nhau theo tất cả chiều rộng và chiều dài mẫu ban đầu.
- Sử dụng mẫu thử để xác định khối lượng cho 1m2 vải dệt kim.
- Để mẫu ở trạng thái tự do trên mặt phẳng nằm ngang trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 – 1991
- Tiến hành TN trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 – 1991 - Điều kiện thử : t = 20 + 2OC ; = 65 + 2% Tính toán kết quả 102.cm Mtt= --- [g] n Trong đó :
m: Khối lượng các mẫu thử tính bằng g n: Tổng số mẫu thử
Khối lượng thực tế cho 1 m2 vải dệt kim tính bằng g theo công thức sau:
• Phương pháp xác định độ thoáng khí theo ISO 9237 – 1995
Khái niệm
Độ thoáng khí của vải được đặc trưng bằng thể tích khí đi qua một đơn vị diện tích của vải trong một đơn vị thời gian khi có sự chênh lệch áp suất giữa 2 bề mặt vải.
Phương tiện thử
- Máy đo độ thoáng khí : SDL – ATLAS - MO21A - England
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- Lấy mẫu ban đầu theo TC ISO 9237 - 1995
- Mẫu thí nghiệm có đường kính 200 x 200 [mm] + 5 [mm]
- Giữ mẫu thử trong điều kiện quy định TCVN 1748-1991 không ít hơn 24 giờ.
Tiến hành thử
- Điều kiện thử : t = 20 + 2OC ; = 65 + 2%
- Đặt mẫu thử phẳng đều vào vị trí có lỗ tròn trên mặt phẳng bàn máy thí nghiệm. Dùng 2 tay ấn cần của máy thoáng khí phía trên ép xuống tấm vải. Chỉnh áp suất phù hợp theo tiêu chuẩn cho vải dệt kim và đợi áp suất ổn định. Sau 1 khoảng thời gian, khi đèn của máy báo, ta thu được kết quả trên đồng hồ đo thể tích của máy đo độ thoáng khí.
• Phương pháp xác định độ rủ của vải theo TC NF – G07 - 109
Khái niệm
- Độ rủ của vải: Phần vải bị duỗi xuống bởi chính trọng lượng của nó khi bị treo - Độ rủ: Phần trăm của phần vòng khuyên vải có được bởi sự chiếu tạo bóng theo chiều thẳng đứng của mẫu thử độ rủ.
Bản chất phương pháp
Một mẫu vải có hình tròn được giữ đồng tâm giữa 2 đĩa nhỏ nằm ngang và phần mép ngoài hình khuyên rủ xuống chiếc đĩa đỡ ở dưới. Bóng của mẫu rủ được chiếu lên phía trên vòng tròn giấy có kích thước tương đương với mẫu thử khi không bị treo. Viền ngoài của bóng được đánh dấu trên vòng tròn giấy, giấy được cắt theo bóng và khối lượng của phần bên trong đại diện cho bóng được xác định. Hệ số độ rủ được tính toán từ 2 phần khối lượng đó.
Phương tiện thử
Thiết bị sử dụng
Thiết bị thí nghiệm gồm có :
a) 2 đĩa nằm ngang có đường kính 15 cm, giữ mẫu ở giữa 2 đĩa, đĩa ở dưới có chốt dưới định vị.
b) Nguồn sáng đặt chính giữa ở dưới đĩa và điểm hội tụ của gương cầu lõm sẽ phản chiếu tia sáng song song thẳng đứng lên phía trên tạo nên bóng hình vành khuyên của phần vải rủ lên vòng giấy đặt ở trên chính giữa của đĩa trên nắp của thiết bị. c) Đĩa giữa trên nắp của thiết bị để định vị vòng giấy.
- Tấm dưỡng hình tròn lắp vào điểm giữa của mẫu thử có đường kính d= 25 [cm] - Các vòng giấy mờ (giấy can) có đường kính trong 15 cm và đường kính ngoài có các kích cỡ bằng các đường kính của mẫu thử (những đường kính này có thể đọc được từ mô tả trên thiết bị của nhà sản xuất trong phần I)
- Cân có khả năng xác định khối lượng chính xác đến 0.0001[g]
- Bút chì kim có nét nhỏ nhất
Điều kiện thí nghiệm
- Điều kiện môi trường thử nghiệm với độ ẩm 65+4% và nhiệt độ 20+20C
Chuẩn bị mẫu thử
- Đặt mẫu thử trong điều kiện chuẩn ít nhất là 24h như trong điều kiện môi trường - Dưỡng có đường kính 25 cm
- Đánh dấu và cắt. Đặt vải tự do không bị nếp nhăn trên mặt phẳng ngang và sử dụng dưỡng để đánh dấu mẫu, đánh dấu điểm giữa và cắt chúng ra. Mẫu lấy ra là đại diện cho mẫu vải cần thử. Số lượng: 01 mẫu thử
Quy trình thử nghiệm
- Đặt mẫu thử trên đĩa dưới của thiết bị sao cho chốt xuyên qua tâm của mẫu thử. Và chốt cũng định vị vừa vặn luôn vào lỗ của đĩa đỡ phía trên.
- Hạ nắp thiết bị xuống
- Đặt vòng tròn giấy mờ hình khuyên trên nắp thiết bị có đường kính ngoài như mẫu thử.
- Bật nguồn sáng và vẽ nhanh vòng quanh ngoại biên của bóng trên vòng giấy. - Lấy vòng giấy gấp lại, xác định khối lượng với độ chính xác 0.0001[g] (M) - Cắt vòng giấy vòng quanh ngoại biên của bóng được vẽ trên giấy, loại bỏ những phần không tạo bóng.
- Xác định khối lượng của phần còn lại trên vòng giấy với độ chính xác 0.0001 [g] (M2)
- Lặp lại các bước từ như trên cùng mẫu thử đó nhưng với mặt khác ở trên. Mỗi mặt làm 3 lần.
Tính toán và biểu diễn kết quả.
M2-M0 Hệ số độ rủ= ---
M-M0
Tính toán hệ số độ rủ cho mỗi phép thử như sau :
M : Khối lượng vòng giấy mờ (giấy can) ban đầu d = 24 [cm] M0 : Khối lượng vòng giấy mờ bị kẹp giữa 2 đĩa d0 = 15 [cm] M1 : Khối lượng vòng giấy mờ chứa phần tạo bóng d1 = d - d0
M2 : Khối lượng phần tạo bóng của phần vải rủ Sau khi bỏ M0
• Phương pháp xác định hàm ẩm của vải theo tiêu chuẩn TCVN 1750: 1986
Khái niệm
Độ ẩm của vật liệu dệt (Wc) là tỷ số tính bằng phần trăm (%) giữa khối lượng nước có trong vật liệu dệt và khối lượng khô tuyệt đối của vật liệu dệt đó.
Bảng 4 Các thông số mẫu thí nghiệm hút ẩm Mẫu Kích thước mẫu
(cm) Số lượng mẫu Mục đích thí nghiệm 1 20x20 2 Hàm ẩm 2 20x20 2 Hàm ẩm 3 20x20 2 Hàm ẩm 4 20x20 2 Hàm ẩm Bản chất phương pháp
- Đặt mẫu ở độ ẩm và nhiệt độ chuẩn. Sau 4 giờ đem cân. Sau đó sấy khô mẫu ở t = 105 - 110OC theo TCVN 1750 - 1986.
- Cân mẫu đã sấy khô và tính toán kết quả. Phương tiện thử
- Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ trong khoảng từ 1050C tới 1100C - Cân phân tích chính xác tới 0.0001 [g]
- Bình hút ẩm
- Dụng cụ tạo môi trường có độ ẩm tương đối 100% và nhiệt độ 20 + 20C - Chén cân
- ẩm kế và nhiệt kế
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- Lấy mẫu theo TCVN 1749-86 và 2124 - 77
- Đặt chén cân có mẫu vào dụng cụ tạo môi trường độ ẩm tương đối 100% và nhiệt độ 20 + 20C. Sau 10 giờ đem cân với độ chính xác tới 0.001 [g].
- Tiến hành sấy mẫu ở nhiệt độ 105 - 1100C tới khối lượng không đổi theo mục 6.2 của TCVN 1750 - 86. Đem cân và tính kết quả.
mc– mk
Wc = ---x 100 [%] mk
Tính toán kết quả
- Tính độ hút hơi nước của vải theo công thức sau :
Trong đó:
- mc: khối lượng mẫu thử ở điều kiện độ ẩm tương đối 65% và nhiệt độ 20 ± 2oC, tính bằng g.
- mk : Khối lượng mẫu thử sau khi sấy khô, tính bằng [g]
- Tính độ ẩm chuẩn của vải chính xác tới 0.01% làm tròn tới 0.1%
• Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt của vải theo tiêu chuẩn ISO 6330 : 2002
Khái niệm : Sự thay đổi kích thước của vải dệt kim là sự khác nhau về kích thước theo hướng dọc (Cột vòng) và hướng ngang (Hàng vòng) trước và sau khi giặt. Nếu sau khi giặt kích thước giảm gọi là vải co, kích thước tăng gọi là vải giãn.
Bản chất : Giặt mẫu theo chế độ lựa chọn rồi đo lại các khoảng cách đã đánh dấu trên mẫu thử. Qua quá trình giặt này cũng là một căn cứ cơ sở để có thể đánh giá khả năng chống thẩm thấu vi khuẩn khi so sánh với mẫu trước khi giặt.
Phương tiện và hóa chất thử
- Dưỡng, bút chì, bút mực không phai.
- Chất tẩy sử dụng : Xà phòng Omomatic dành riêng cho máy giặt cửa ngang - Máy giặt Electrolux cửa ngang.
Chuẩn bị lấy mẫu và tiến hành.
Tiến hành lấy mẫu theo kích thước : 300x300 mm. Đánh dấu theo kích thước 200x200 mm và để mẫu ban đầu ở trạng thái tự do trên mặt bàn phẳng theo điều kiện khí hậu quy định TCVN 1748-1991 không ít hơn 24h.
Lựa chọn các thông số cho chu trình thí nghiệm : Chọn chế độ giặt cho vải Cotton, thời gian 54 phút, nhiệt độ 300C, tốc độ quay trong quá trình là 52 vòng/phút. Tốc độ quay khi vắt 700 vòng/phút. Sấy khô bằng ép nóng.