3. CHƯƠNG 3
3.3.7. Kết quả nghiên cứu độ xù lông, vón kết của vải
3.3.7.1 Mẫu số 1 (Rib hồng) 80.5 87 85 94.3 70 75 80 85 90 95 100
Biểu đổ tổng hợp kết quả độ đàn hồi E (%)
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
Qua việc quan sát các mẫu thí nghiệm số 1,2,3 với mẫu đối chứng số 4 của mẫu vải số 1, nhận thấy có xuất hiện các mẩu bông nhỏ, bé, mờ trên bề mặt mẫu vải và số lượng ít, lưa thưa. Đối chiếu với các mức độ xù lông của tiêu chuẩn ASTM 3512 nhận thấy mức xù lông của mẫu vải 1 ở mức 4.
3.3.7.2 Mẫu số 2 (Rib mỏng)
Đối chứng các mẫu thí nghiệm của mẫu vải số 2, nhận thấy cũng xuất hiện các hiện tượng cột vòng, hàng vòng xù lông số lượng ít, thưa. Đối chiếu với các mức độ xù lông của tiêu chuẩn ASTM 3512 nhận thấy mức xù lông của mẫu vải 2 ở mức 4 tương tự mẫu số 1
3.3.7.3 Mẫu số 3 (Rib dày)
Sau khi kiểm tra, đối chứng các mẫu thí nghiệm với mẫu đối chứng, cột vòng, hàng vòng, bề mặt mẫu vải số 3 cũng có hiện tượng xù lông ít và lác đác trên bề mặt mẫu vải. Đối chiếu với các mức độ của tiêu chuẩn ASTM 3512 nhận thấy mức xù lông của mẫu vải 3 tương tự mẫu số 1 và mẫu vải số 2 đạt mức 4.
Hình 12 Kết quả nghiên cứu độ xù lông của mẫu 2
3.3.7.4 Mẫu số 4 (Single)
Từ việc kiểm tra, đối chứng các mẫu thí nghiệm với mẫu đối chứng trên bề mặt mẫu vải số 4 không có hiện tượng xù lông, bề mặt các mẫu thí nghiệm so với mẫu đối chứng không ảnh hưởng gì. Đối chiếu với các mức độ của tiêu chuẩn ASTM 3512 nhận thấy mẫu vải 4 đạt mức độ 5, tốt nhất trong số các loại vải kháng khuẩn trên. Điều này cho thấy vải có thể không bị hiện tượng xù lông trong một quá trình sử dụng là do vải có pha sợi spandex và quá trình xử lý hoàn tất đối với vải pha sợi tổng hợp đã giúp bề mặt vải chịu được các lực tác động, lực ma sát tốt hơn các loại vải 100% cotton.