Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải dệt kim kháng khuẩn dùng cho bộ sưu tập thời trang thu đông dành cho nữ thanh niên (Trang 86 - 95)

3. CHƯƠNG 3

3.6. Kết luận chương 3

Bộ sưu tập đã được thiết kế dựa trên nghiên cứu về phong cách của công ty DKĐX, xu hướng thời trang vải dệt kim và vải kháng khuẩn trên thế giới và ở Việt

Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu các tính chất cơ lý, các tiêu chí dành cho quần áo thời trang kháng khuẩn và đề xuất, từ các loại vải dệt kim kháng khuẩn đã nghiên cứu là phù hợp để thiết kế bộ sưu tập thời trang cho nữ thanh niên mùa thời trang thu đông của công ty dệt kim Đông Xuân. Các mẫu thiết kế với câu chuyện nhẹ nhàng nhưng không kém phần hiện đại. Phân tích các đặc trưng cấu trúc và đặc trưng cơ lý của 4 loại vải kháng khuẩn được sản xuất tại công ty dệt kim Đông Xuân cho thấy mẫu vải 4 rất phù hợp với bộ sưu tập thời trang mặc nhà, còn mẫu vải 1 và mẫu vải 3 phù hợp với bộ sưu tập thời trang dạo phố. Tuy nhiên giữa 2 mẫu 1 và mẫu 3 có thể thấy mẫu 3 có trội hơn về 1 số tính chất như độ dày, độ đàn hồi, độ thoảng khí thấp hơn cho phép sản phẩm giữ nhiệt tốt hơn. Chất liệu dệt kim kháng khuẩn sẽ mang lại sự bảo vệ an toàn và vệ sinh cho người sử dụng. Các đặc trưng cấu tạo và cơ lý giúp đảm bảo sự tiện nghi phù hợp giúp cho bộ sưu tập vừa đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ thời trang, vừa đáp ứng được tính bảo vệ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao chất lượng thẩm mỹ cũng như giá trị công năng cho người sử dụng.

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về đặc tính cơ lý các loại vải dệt kim kháng khuẩn và thiết kế bộ sưu tập để đánh giá sự phù hợp đối với việc sử dụng thiết kế bộ sưu tập thời trang thu đông cho nữ thanh niên thương hiệu Đông Xuân, đề tài cho thấy một số kết luận như sau:

- Do chất lượng không khí ngày càng kém, ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn và đặc biệt các dịch bệnh mới do vi khuẩn độc hại đang hoành hành trên khắp thế giới, xu hướng thương mại toàn cầu hóa và hàng không dân dụng ngày càng phát triển nên nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng là rất lớn. Chính vì vậy, lựa chọn quần áo kháng khuẩn cũng sẽ là nhu cầu tất yếu và đóng vai trò quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe người sử dụng. Vải làm quần áo kháng khuẩn dân dụng cũng như các loại vải làm quần áo thời trang kháng khuẩn dân dụng khác cần đáp ứng các yêu cầu về độ bền, tính tiện nghi, tính thẩm mỹ, tính bảo vệ, tính dễ chăm sóc bảo quản và tính kinh tế. Lựa chọn vải kháng khuẩn phù hợp cho các bộ sưu tập thời trang dân dụng sẽ cho phép đảm bảo tính thẩm mỹ và các yêu cầu khác của quần áo.

Đề tài khảo sát các đặc tính cơ lý của 4 loại vải dệt kim kháng khuẩn được sản xuất bởi công ty Dệt kim Đông xuân để qua đó đánh giá sự phù hợp với việc sử dụng vải để thiết kế các sản phẩm thời trang dân dụng giúp đảm bảo nâng cao tính bảo vệ, tính tiện nghi, trong khi vẫn đáp ứng được tốt các yêu cầu về thẩm mỹ, đồng thời góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm.

Từ đó có thể thấy rằng lựa chọn vật liệu đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao giá trị sản phẩm thời trang và đẩy mạnh phát triển về sản xuất các loại sản phẩm kháng khuẩn sẽ góp phần đưa ngành Dệt May của Việt Nam lên tầm cao mới phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.

Các hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Theo các tiêu chuẩn về yêu cầu chất lượng của vải làm quần áo [25, 26] ngoài các yêu cầu về độ bền cơ học và độ co do giặt còn có rất nhiều chỉ tiêu chất lượng liên quan đến độ bền màu. Tuy nhiên trong nghiên cứu này sử dụng vải hoàn tất có màu trắng để kiểm tra đặc tính cơ lý của vải nên các tính chất liên quan đến độ bền màu chưa được đánh giá. Để đánh giá chất lượng vải dệt kim kháng khuẩn sử dụng cho thiết kế các sản phẩm thời trang dân dụng một cách toàn diện cần phải nghiên

cứu trên vải đã được in nhuộm và hoàn tất kháng khuẩn và đánh gíá một cách toàn diện các tính chất lý hóa của chúng đặc biệt các tính chất liên quan đến màu sắc của vải. Ngoài ra cũng cần đánh giá độ bền kháng khuẩn của vải sau các lần giặt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thị Luyên, (2008) Luận văn thạc sỹ Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội 2008

[2] https://www.gminsights.com/industry-analysis/antimicrobial-textiles-market [3]https://wwd.com/business-news/business-features/sustainable-sleepwear-brand- talks-anti-bacterial-anti-viral-fabrics-1203661460/.

[4] Đào Anh Tuấn, (2006) Luận văn thạc sỹ Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội 2006

[5] Taweehiransuwan N (2020) The Innovation of antimicrobial apparel affecting to consumer buying behaviour in Bangkok Metropolitan

[6] Rehan Gulati, Saurav Sharma, Rakesh Kumar Sharma; (2021) Antimicrobial textile: recent developments and functional perspective; Polymer Bulletin; https://doi.org/10.1007/s00289-021-03826-3 [7] https://www.indulgexpress.com/fashion/trends/2020/jul/10/could-anti-viral- fabrics-protect-you-from-covid-19-heres-our-breakdown-of-the-fashion-trend-and- th-26376.html [8] https://www.financialexpress.com/lifestyle/fashion-gets-anti-viral-makeover- how-coronavirus-pandemic-changed-apparel-industry/2138913/

[9] Trần Thị Hồng Minh; Khảo sát chất lượng vải áo sơ mi nam sản xuất tại Việt Nam; Luận văn thạc sỹ Đại học Bách khoa Hà Nội

[10] Phạm Đức Dương; (2012); Luận án Tiến sỹ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Hà Nội

[11] Lưu Thị Tho; (2016); Luận án Tiến sỹ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội [12] Phan Thị Minh Phương; (2006) Luận văn thạc sỹ của trường đại học Bách khoa Hà Nội

[13] Nhữ Thị Kim Chung; (2008) Luận văn thạc sỹ của trường đại học Bách Khoa Hà Nội

[14] Nguyễn Thị Kim Thu; (2009) Luận văn thạc sỹ của trường đại học Bách Khoa Hà Nội

[15] Luu Thi Tho, Vu Thi Hong Khanh, Tran Thi Phuong Thao; (2021) Using the Essential Oils Extracted from Vietnamese Plants as Antibacterial Agents for Nonwoven Polyethylene Fabric; Proceedings of the 2nd Annual International

Conference on Material, Machines and Methods for Sustainable Development (MMMS2020) [16] https://www.vista.gov.vn/news/cac-linh-vuc-khoa-hoc-va-cong-nghe/nghien- cuu-san-xuat-vai-tu-nguyen-lieu-co-chua-chitosan-2379.html [17] doximex.vn [18] https://vnmedia.vn/kinh-te/202003/danh-sach-40-doanh-nghiep-san-xuat- khau-trang-vai-khang-khuan-c9b7c54/ [19] https://www.yellowpages.vn/tgcls/20488908/công-ty-sản-xuất-vải-không- dệt.html

[20] Jay Calderin; (2011) Fashion design Essentials -100 Principles of Fashion Design; Rockport Publishers; eISBN -13: 978-1-61058-043-4; Massachusetts 2011 [21] Kavita Kumari; Fabric: It’s importance in fashion; https://www.patnauniversity.ac.in/econtent/social_sciences/home_sc/MHomescien ce20.pdf [22]https://vi.wikipedia.org/wiki/Escherichia_coli [23] https://vi.wikipedia.org/wiki/Staphylococcus_aureus [24] https://en.wikipedia.org/wiki/Cotton#Fiber_properties [25] ASTM D 7020

[26] Broken Standard (textile product) Fabric and garmenr performance standard – Excerpted version

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải dệt kim kháng khuẩn dùng cho bộ sưu tập thời trang thu đông dành cho nữ thanh niên (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)