Kết quả nghiên cứu độ rủ của vải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải dệt kim kháng khuẩn dùng cho bộ sưu tập thời trang thu đông dành cho nữ thanh niên (Trang 63 - 64)

3. CHƯƠNG 3

3.3.4. Kết quả nghiên cứu độ rủ của vải

Như đã trình bày trong phần 2.3.2, hệ số độ rủ của vải được tính theo công thức:

𝐻 (%) =𝑀2 − 𝑀0

𝑀 − 𝑀0 𝑥 100

Trong đó M0 =0.953 g, M = 2.406 g

Giá trị M2 của các mẫu được trình bày trong Bảng 14. Mỗi mẫu được đo 3 lần giá trị M2. Từ đó tính được giá trị M2 trung bình của 3 lần đo. Sử dụng giá trị M2 trung bình của các mẫu để tính giá trị Hệ số độ rủ H (%) như công thức trên. Giá trị Hệ số độ rủ H (%) tính được của các mẫu được trình bày trong bảng 14

Bảng 14 Khối lượng phần bóng rủ (M2) và hệ số độ rủ H Độ rủ của vải

Lần thử Khối lượng M2 của các mẫu

Mẫu 1 (g) Mẫu 2 (g) Mẫu 3 (g) Mẫu 4 (g)

1 1.540 1.385 1.505 1.502

2 1.563 1.384 1.489 1.505

3 1.586 1.346 1.479 1.573

Trung Bình 1.563 1.372 1.491 1.527

Hệ số độ rủ H (%) 41.98 28.81 37.03 39.48

Biêu đồ 8 Độ rủ của vải

Nhận xét: Công thức xác định hệ số độ rủ H cho thấy H càng cao tương ứng vải có độ rủ càng thấp tức là vải càng cứng và ngược lại. Như vậy kết quả Bảng 14 cho thấy hệ số rủ của mẫu 2 thấp nhất. Các mẫu 1, 3 và 4 có hệ số rủ chênh lệch

41.98 28.81 37.03 39.48 0 20 40 60

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4

Độ rủ (%)

dưới 5%. Quá đó thấy rằng sự chênh lệch trên không đáng kể nên các mẫu vải cũng tương đương nhau tuy không mềm mại bằng mẫu 2 nhưng hệ số độ rủ H của cả 3 loại vải này đều nhỏ hơn 50% (nằm trong khoảng 37% đến 42%) cho thấy 3 loại vải này cũng thuộc loại khá mềm mại. Hơn nữa, hệ số H của 3 loại vải này cũng cho thấy chúng sẽ định hình tốt hơn phù hợp để sử dụng thiết kế cho các sản phẩm quần áo mặc ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải dệt kim kháng khuẩn dùng cho bộ sưu tập thời trang thu đông dành cho nữ thanh niên (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)