Các biệnpháp chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 58 - 103)

Trong Chương 1, tại mục 1.1.2.2 tác giả đã phân tích các biện pháp chống bán phá giá mà các quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng để chống lại hành động bán phá giá, đó là: Áp dụng biện pháp tạm thời; Cam kết về giá và Thuế chống bán phá giá. Phù hợp với thông lệ quốc tế, Điều 4 PLAD đã đưa ra các biện pháp chống bán phá giá như sau:

1) Áp dụng thuế chống bán phá giá.

2) Cam kết về biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý [31].

2.2.4.1. Thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá không phải là một sắc thuế mới mà là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu bổ sung trong trường hợp hàng hóa bị bán phá giá đã được quy định tại Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 1993 và

1998). Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với giá của hàng hóa đó quá thấp so với giá thông thường do được bán giá hoặc do có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam, ngoài việc phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu còn phải chịu thuế bổ sung. Mức thuế bổ sung do chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét [15]. Theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 của PLAD, biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá có thể là áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức.

Về nguyên tắc, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá được áp dụng sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá ở Việt Nam đã tiến hành điều tra về hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam và mức độ thiệt hại đối với ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước. Nếu kết luận cuối cùng cho thấy đã hội tụ đủ điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá như đã phân tích tại mục 2.2.3 thì có thể ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, nhằm ngăn chặn những hậu quả xấu có thể tiếp tục xảy ra trong quá trình điều tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, trước khi có quyết định cuối cùng về biện pháp chống bán phá giá. Luật pháp của các nước trên thế giới cũng cho phép áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá tạm thời như vậy.

2.2.4.2. Cam kết về biện pháp loại trừ bán phá giá

Việc áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến quan hệ thương mại giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa cũng như ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước có liên quan đến vụ việc bán phá giá. Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực trên, đồng

thời góp phần giúp đỡ các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có thể khắc phục được tình trạng bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, pháp luật Việt Nam cho phép các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có thể cam kết về biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý. Theo đó họ có

thể cam kết với Bộ Công thương tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Công thương có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết cho phù hợp hơn nhưng không được phép ép buộc họ phải cam kết. Trong trường hợp đã đưa ra cam kết và được Bộ trưởng Bộ Công thương chấp nhận cam kết nhưng các bên liên quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định tiếp tục điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

2.2.5. Thủ tục điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá 2.2.5.1. Căn cứ tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá Thứ nhất, khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

Theo thông lệ quốc tế, một cuộc điều tra để quyết định xem thực sự có tồn tại việc bán phá giá hay không cũng như quyết định mức độ và phạm vi ảnh của trường hợp đang bị nghi ngờ là bán phá giá thông thường bắt đầu từ khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước và thông thường là hiệp hội thương mại đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Phù

pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước" [31, Điều 8, Khoản 1].

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá sẽ được coi là được yêu cầu bởi cá nhân, tổ chức đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có hai điều kiện sau đây:

Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng số khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước;

Khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa quy định ở trên và của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của các nhà sản xuất trong nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá [31].

Việc quy định căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá chủ yếu dựa trên hồ sơ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước như trên là nhằm trao quyền chủ động cho các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là khi họ phân tán trong một lãnh thổ rộng. Hơn nữa việc quy định điều kiện được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước như trên cũng là nhằm mục đích hạn chế sự tùy tiện và lạm dụng hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Theo quy định của PLAD khi phát hiện có việc bán phá giá hàng hóa vào Việt Nam, tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đến cơ quan điều tra chống bán phá giá thuộc Bộ Công thương. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá gồm các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 9 của PLAD.

Tóm lại, hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá là căn cứ phổ biến nhất để tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan điều tra sẽ kiểm tra sự đầy đủ của các nội dung trong đơn để có thể xem xét việc ra quyết định hay không ra quyết định điều tra.

Thứ hai, khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hóa gây ra

hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Đây là trường hợp đặc biệt, cơ quan điều tra quyết định tự bắt đầu cuộc điều tra cho dù không có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Trong bối cảnh hiện nay, khi các hiệp hội ngành sản xuất ở nước ta chưa đủ mạnh thì việc quy định này là cần thiết nhằm bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước trong những trường hợp nhất định.

2.2.5.2. Quá trình điều tra

Thứ nhất, ra quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá:

Trường hợp căn cứ để tiến hành điều tra là dựa trên hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước thì theo Điều 10 của PLAD, trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu xét thấy hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chưa đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của PLAD thì cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung. Thời hạn để bổ sung do cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn 30 ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân được yêu cầu bổ sung hồ sơ nhận được thông báo.

Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra là Bộ trưởng Bộ Công thương. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của PLAD thì Bộ trưởng

Bộ Công thương ra quyết định điều tra, trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định điều tra có thể được gia hạn nhưng không được quá ba mươi ngày. Tuy nhiên, trước khi Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định điều tra, cơ quan điều tra phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá về các quy định chống bán phá giá của Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công thương không được ra quyết định điều tra nếu có tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá rút hồ sơ, trừ trường hợp có bằng chứng rõ ràng việc bán phá giá hàng hóa gây ra đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Nếu Bộ trưởng Bộ Công thương đã ra quyết định điều tra thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ quan điều tra thông báo quyết định này cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các nhà sản xuất, xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và công bố cho các bên liên quan khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, nội dung điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá:

PLAD quy định nội dung điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

1) Xác định hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá.

2) Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở xem xét các nội dung sau:

a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam so với khối lượng, hoặc số lượng, trị giá hàng hóa

tương tự được sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước đã, đang hoặc sẽ tăng lên đáng kể một cách tuyệt đối hoặc tương đối;

b) Tác động về giá của hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đến việc phải hạ giá hoặc kìm hãm khả năng tăng giá hợp lý của hàng hóa tương tự trong nước;

c) Tác động xấu đến ngành sản xuất trong nước hoặc đến sự hình thành ngành sản xuất trong nước.

3) Quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hóa vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [31, Điều 12].

Việc tiến hành điều tra ba nội dung trên có ý nghĩa quan trọng và là khâu quyết định để áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Để có thể làm rõ được các nội dung điều tra, làm cơ sở cho việc đưa ra các két luận cụ thể, trong nhiều trường hợp cơ quan điều tra phải thực hiện một số công việc thuộc về mặt nghiệp vụ như yêu cầu các bên có liên quan được quy định tại Điều 11 của PLAD cung cấp thông tin, tổ chức tham vấn, …

Thứ ba, thời hạn điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá [31]: Việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến cơ hội thương mại tại thị trường Việt Nam của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Cho nên, việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải được tiến hành khẩn trương và trong một thời hạn do

pháp luật quy định Khoản 1 Điều 16 PLAD quy định “thời hạn điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định điều tra” [31].

Thời hạn mười hai tháng là đủ để cơ quan điều tra có thể xem xét các vấn đề thuộc về nội dung điều tra như xác minh hàng hóa bán phá giá, biên độ bán phá giá, mức độ thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại xác định mối quan hệ

nhân quả giữa việc bán phá giá với thiệt hại xảy ra cũng như tiến hành các công việc nghiệp vụ khác như tổ chức tham vấn, thu thập thông tin, tài liệu khác cần thiết liên quan đến quá trình điều tra để có thể ra các kết luận điều tra làm cơ sở để Bộ trưởng Bộ Công thương ra các quyết định phù hợp. Việc quy định thời hạn như trên là phù hợp với quy định về thời hạn điều tra chống bán phá giá của ADA. Tuy nhiên, chống bán phá giá vẫn còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này, nên quy định thời hạn điều tra có lẽ là hơi ngắn. Cho nên, Khoản 2 Điều 16 PLAD quy

định “trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công thương có thể quyết định gia hạn điều tra nhưng không quá sáu tháng” [31].

Như vậy, thời hạn điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp đặc biệt theo pháp luật Việt Nam có thể kéo dài đến mười tám tháng, kể từ ngày có quyết định điều tra. Đây là một thời hạn tương đối dài so với Pháp luật của Hoa Kỳ và EU. Pháp luật của Hoa Kỳ quy định, thời hạn điều tra để ra quyết định cuối cùng của ITC là 280 ngày và có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 390 ngày, còn Pháp luật của EU quy định thời hạn tối đa (cả trường hợp đã gia hạn) là 445 ngày [19].

Thứ tư, các kết luận trong quá trình điều tra:

Trong quá trình điều tra vụ việc chống bán phá giá, cơ quan điều tra phải đưa ra các kết luận, làm cơ sở cho Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định cần thiết như quyết định chấm dứt điều tra hay quyết quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

- Kết luận sơ bộ: Điều 17 PLAD quy định:

1) Trong thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, cơ quan điều tra công bố quyết định sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra như xác định hàng hóa bán phá giá, và biên độ phá giá, xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 58 - 103)