Khái lược về sự hình thành pháp luật chống bán phá giá ở

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 43 - 45)

Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu đối với mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã được hội đồng quốc tế biết đến là một đất nước kiên trì thực hiện đường lối đổi mới và đạt nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX của Đảng, Đảng ta đã khẳng định chủ

trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tình thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo vệ độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa” [1]. Thực hiện chủ trường này, cho đến nay

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật. Cụ thể là: Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó đã ký hiệp định thương mại với 61 quốc gia, trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN đồng thời nộp đơn xin gia nhập WTO vào năm 1995. Tiếp đó, Việt Nam đã tham gia diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) vào năm 1996, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, bên cạnh đó nước ta không chỉ bình thường hóa quan hệ thương mại với Hoa Kỳ mà còn ký hiệp định thương mại song phương với hợp chủng quốc Hoa Kỳ (BTA) vào ngày 13-7-2000 (có hiệu lực vào ngày 10-12-2001) [33, tr.14].

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế chính là cơ hội để mở rộng thị trường quốc tế và khu vực nhưng cũng là thách thức lớn cho các nhà sản xuất hàng hóa trong nước do phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là khi xuất hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có hành vi bán phá giá. Trong điều kiện hàng rào phi thuế quan đang được

loại bỏ dần, chúng ta cần có các biện pháp chống bán phá giá, đó là một cơ chế mới phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất trong nước cũng như quyền và lợi ích của người tiêu dùng khi có những có sự xâm hại do hành vi bán phá giá gây ra. Tuy nhiên, để chống lạm dụng việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chúng ta cần phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục chung được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đặc biệt là phải phù hợp với quy định của WTO. Vì vậy, trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề chống bán phá giá nhằm đáp ứng được những đòi hỏi trong thực tiễn hoạt động thương mại đồng thời thể hiện được tính chủ động trong tiến trình hội nhập, đó là những văn bản pháp lý hết sức cần thiết cho việc phát triển kinh tế xã hội, thể hiện được tính chủ động của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời cũng tạo nên hành lang pháp lý tương đối toàn diện về chống bán phá giá ở Việt Nam:

- Quyết định số 46/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/1/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 – 2005 cũng đã quy định xây dựng một số nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá;

- Pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội số 40/2002/PL – UBTVQH 10 ngày 10/05/2002 về giá;

- Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 20/2004/PL – UBTVQH 11 ngày 29/04/2004 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

- Luật số 45/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005: luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định (tại điều 11) về việc cho phép áp dụng các biện pháp về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa.

phá giá nhập khẩu vào Việt Nam mà cả những hàng hóa được sản xuất trong nước (hàng nội địa) bị bán phá giá. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, trong chương này tác giả không đi vào tìm hiểu tất cả các quy định về chống bán phá giá ở Việt Nam đã được quy định trong các văn bản pháp luật kể trên mà chỉ đi sâu phân tích, tìm hiểu những nội dung cơ bản nhất của pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, tức là những quy định điều chỉnh đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá mà thôi.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 43 - 45)