Hiệp định chống bán phá giá của WTO và pháp luật chống bán

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 31 - 43)

bán phá giá của một nước trên thế giới

1.2.2.1.Hiệp định chống bán phá giá của WTO

Nhận thức được tầm quan trọng của việc chống bán phá giá, năm 1995, WTO đã ban hành Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 về chống bán phá giá (thường gọi là hiệp định chống bán phá giá của WTO – Anti-dumping Agreement – (ADA)). ADA gồm 3 phần, được chia thành 18 điều, với 4 nhóm vấn đề chính sau [34]:

thức, tiêu chí xác định việc bán phá giá, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại;

-Các quy định về thủ tục, bao gồm các điều khoản liên quan đến điều tra, áp đặt thuế chống bán phá giá như thời hạn điều tra, nội dung đơn kiện, thông báo, quyền tố tụng của các bên liên quan, trình tự áp dụng các biện pháp tạm thời, quyền khiếu nại,…;

-Các quy định về thẩm quyền của Ủy ban về thực tiễn chống bán phá giá (Committee on Anti-dumping Practices), bao gồm các quy định về thành viên, chức năng và hoạt động của Ủy ban trong quá trình điều hành các biện pháp chống bán phá giá thực hiện tại quốc gia thành viên;

-Các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến biện pháp chống bán phá giá, bao gồm các quy tắc áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên WTO liên quan đến biện pháp chống bán phá giá của một quốc gia thành viên.

Quá trình nghiên cứu các quy định trên của ADA, cho thấy, dường như định nghĩa về bán phá giá của ADA không chú ý nhiều tới khía cạnh kinh tế mà chủ yếu nhấn mạnh dến khía cạnh pháp lý của nó, có thể nói định nghĩa về bán phá giá của ADA là một định nghĩa mang tính pháp lý để các quốc gia có thể dựa vào đó để chống lại một hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế đang phổ biến hiện nay là bán phá giá, đồng thời ngăn ngừa sự lạm dụng biện pháp này như là một trở ngại phi thuế mới trong thương mại quốc tế.

Có thể nói một ưu điểm của ADA so với các quy định trước đây của GATT là đưa ra được các quy tắc cụ thẻ hơn để tính toán mức phá giá, nêu rõ các thủ tục chi tiết, cụ thể cần phải tiến hành để thực hiện các cuộc điều tra. Đồng thời nó có các tiêu chuẩn cụ thể để các Ủy ban giải quyết tranh chấp có thể áp dụng trong các vụ tranh chấp về chống bán phá giá.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên thì những quy định của ADA cũng còn có một số điểm hạn chế như sau: (i) Trước hết, một số quy định còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, là nguồn gốc cho những sư tranh chấp sau này, ví dụ như vấn đề so sánh giữa sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ trong nước, quy định về sản phẩm tương tự; (ii) Các nước không phải là thành viên của WTO không có quyền lực trực tiếp khai thác những cái được của những quy định còn thiếu rõ ràng và chưa đầy đủ đó; (iii) Trình tự tiến hành điều tra quá phức tạp, gây nhiều tốn kém nguồn lực cả cho cơ quan điều tra và đối tượng bị điều tra, bị áp dụng các biện pháp này chống bán phá giá, nói chung đe dọa quyền lợi của các nước có trình độ phát triển tương đối thấp và (iv) ADA còn chưa rõ ràng trong việc quy định về những vụ việc liên quan đến các đối tác có liên hệ, trước hết là các công ty xuyên quốc gia.

Mặc dù còn có một số hạn chế như trên, nhưng các quy định của ADA chính là cơ sở pháp lý quan trọng để các nước thành viên của WTO tuân thủ khi thực thi và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá để kiểm soát điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá tại nước mình, đồng thời để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết cho các nước thành viên. Kể từ khi ADA ra đời đến thời điểm cuối năm 2003, trên thé giới đã có 2.419 cuộc điều tra về chống bán phá giá, trong đó năm 1995 là 157 vụ, năm 1996 là 224 vụ. năm 1997 là 243 vụ, năm 1998; là 256 vụ, năm 1999 là 355 vụ, năm 2000 là 294 vụ, năm 2001 là 366 vụ, năm 2002 là 311 vụ, năm 2003 là 210 vụ [18, tr.55].

1.2.2.2. Pháp luật chống bán phá giá của một nước trên thế giới * Pháp luật chống bán phá giá của Mỹ

Pháp luật chống bán phá giá của Mỹ đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm, việc chống bán phá giá đã được đề cập ngay từ trước năm 1890 và chống bán phá giá được luật hóa trong luật về thuế năm 1913 ở một điều khoản về đánh thuế chống bán phá giá đối với các hàng hóa nhập khẩu phá giá và đạo

luật chống bán phá giá đầu tiên của Mỹ được ban hành vào năm 1916. Hiện nay, các vấn đề về chống bán phá giá được quy định trong các văn bản sau: Luật chống bán phá giá 1916; Luật thuế quan 1930; Các phần 1671 – 1677n, Mục 19 Bộ luật Hoa Kỳ; Các phần 315.101 – 702 Mục 19 Bộ luật Quy định Hoa Kỳ; Các phần 207.1-120 Mục 19 Bộ luật Quy định Hoa Kỳ [19].

Đây là một hệ thống luật chặt chẽ, đầy đủ, đồng thời Mỹ cũng thường xuyên sửa đổi quy định của mình cho phù hợp với những quy định của quốc tế. Vì thế, những quy định về chống bán phá giá của Mỹ đã trở thành cơ sở để nhiều nước tham khảo xây dựng luật chống bán phá giá của mình. Mặc dù các quy định của WTO về vấn đề này là tương đối chi tiết và các nước vẫn có khá nhiều tự do trong việc áp dụng luật chống bán phá giá của mình nhưng hầu hết các nước đi theo những quy trình thủ tục giống như Mỹ. Do có đạo luật chống bán phá giá đầy đủ nên khi tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá; Mỹ thường dựa và luật của nước mình. Mỹ là nước có nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá nhất trên thế giới, từ năm 1995 đến cuối năm 2003, Mỹ đã tiến hành 329 vụ điều tra chống bán phá giá, trong đó có 205 vụ dẫn tới việc đánh thuế chống bán phá giá [15]. Mười nước đầu bảng trong các vụ kiện bán phá giá từ năm 1980 – 2000 là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, CHLB Đức, Đài Loan, Brazil, Italia, Canada, Pháp, Vương quốc Anh [12, tr.28]. Sau khi cơ quan điều tra của Mỹ đưa ra quyết định về các biện pháp chống bán phá giá, nếu các nhà xuất khẩu nước ngoài (bị đơn) không đồng tình với quyết định đó thì họ có thể kiện ra WTO.

Thông thường, quy trình điều tra chống bán phá giá tại Mỹ được tiến hành theo các bước sau [19]:

Bước 1: Được bắt đầu khi một hay nhiều nhà sản xuất, một hiệp hội thương mại, hoặc một tổ chức công đoàn của Mỹ đại diện cho ngành sản xuất trong nước nộp đơn khiếu nại cho DOC và ITC. Đơn khiếu nại phải dẫn ra

rằng đang tồn tại việc bán sản phẩm với giá thấp hơn giá trị "hợp lý" (fair value), và việc bán này gây ra tổn hại cho ngành kinh tế trong nước. Mặc dù DOC cũng có thể tự mình mở một cuộc điều tra mà không có yêu cầu của ngành sản xuất trong nước, nhưng việc này rất hiếm khi xảy ra.

Bước 2: Trong vòng 20 ngày sau khi nộp đơn khiếu nại, DOC phải quyết định liệu có bắt đầu tiến hành điều tra hay không dựa trên sự đầy đủ của đơn người khiếu nại có đủ điều kiện để đại diện cho ngành kinh tế của Mỹ hay không. Giống như yêu cầu của WTO và EC, sản lượng của người khiếu nại phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành kinh tế đó và chiếm ít nhất 50% sản lượng của những thành viên trong ngành công nghiệp đó, những người đã bày tỏ ý kiến hoặc ủng hộ, hoặc phản đối khiếu nại.

Bước 3: Quá trình điều tra sơ bộ

-Thứ nhất, ITC tiến hành điều tra sơ bộ về thiệt hại nếu: (i) kết luận sơ bộ khẳng định (kết luận khẳng định) có thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước hoặc đe dọa tổn hại vật chất do hàng nhập khẩu gây ra (họ thường kiểm tra tổng tác động lên ngành công nghiệp trong nước của hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn); quá trình điều tra tiếp tục; còn nếu; (ii) kết luận sơ bộ là không có thiệt hại hoặc lượng hàng hóa nhập khẩu có liên quan là không đáng kể (kết luận phủ định); chấm dứt điều tra (kết luận sơ bộ của ITC phải được đưa ra trước khi DOC có kết luận sơ bộ).

-Thứ hai, DOC tiến hành điều tra sơ bộ về bán phá giá nêu: (i) Kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá (kết luận khẳng định); DOC sẽ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tạm thời; nếu còn; (ii) kết luận sơ bộ là không có việc bán phá giá (kết luận phủ định); quá trình điều tra vẫn được tiếp tục nhưng DOC không được áp dụng biện pháp tạm thời.

Bước 4: Quá trình điều tra

-Thứ nhất, DOC điều tra lần cuối cùng về việc bán phá giá (kết luận của DOC phải đưa ra trước khi ITC đưa ra kết luận cuối cùng);

-Thứ hai, ITC điều tra lần cuối cùng về thiệt hại;

-Nếu DOC hoặc ITC có kết luận không đồng ý với bên khởi kiện thì chấm dứt điều tra. Còn nếu cả DOC và ITC có kết luận khẳng định thì DOC ra quyết định chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Bước 5: Các thủ tục rà soát lại

-Rà soát hành chính: do DOC tiến hành theo yêu cầu của một hoặc các bên có liên quan. Kết quả rà soát sẽ ấn định mức thuế chính thức theo năm (cho chủ thể có yêu cầu hoặc tất cả các nhà xuất khẩu có liên quan, tùy từng trường hợp).

-Rà soát do thay đổi hoàn cảnh: do DOC và ITC tiến hành. Kết quả rà soát này, Doc có thể ra quyết định giữ nguyên, rút lại một phàn hoặc toàn bộ quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức.

-Rà soát hoàng hôn (sunset review): năm năm sau khi quết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá được ban hành, DOC và ITC sẽ phải tiến hành rà soát lại để xem xét việc có hủy bỏ hay không hủy bỏ biên pháp chống bán phá giá. Kết quả nếu một trong hai cơ quan là DOC và ITC có kết luận phủ định thì biện pháp chống bán phá giá được hủy bỏ; còn nếu một trong hai cơ quan trên có kết luận khẳng định thì biện pháp chống bán phá giá tiếp tục được gia hạn hiệu lực thêm năm năm nữa.

-Ngược lại, khi các nhà xuất khẩu Mỹ bị cơ quan điều tra của nước nhập khẩu buộc tội là bán phá giá thì Mỹ thường dựa vào những quy định của WTO để khiếu nại lại những buộc tội đó (thường thì Mỹ thắng trong những vụ việc như vậy). Thực tế này cho thấy áp dụng luật chống bán phá giá và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp xuất khẩu của mình có tầm quan trọng như nhau và có quan hệ tương hỗ.

* Pháp luật chống bán phá giá EU

những quy định này được đưa ra từ năm 1968. Quy định số 459/68/CEE là quy định ban đầu của EU về chống bán phá giá và chống lại trợ cấp cho hàng hóa của các nước không phải là thành viên của cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC), và quy định này đã được sửa đổi nhiều lần nhằm điều chỉnh cho phù hợp với kết quả các cuộc đàm phán trong khuôn khổ GATT/WTO.

Hiện nay, quy định về điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá do EU tiến hành đối với các sản phẩm nhập khẩu từ một hoặc các nước thứ ba (không phải là thành viên của Liên minh) vào Liên minh này được tập trung quy định của Hội đồng EU số 384/96 ngày 22/12/1995 (có hiệu lực vào ngày 06/03/1996) về bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu bị bán phá giá từ các nước không phải là thành viên EU. Quy định này sau đó lại được sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản sau: Quy định của EC số 2331/96 ngày 02/12/1996; Quy định của EC số 905/98 ngày 27/04/1998; Quy định của EC số 2238/2000 ngày 09/10/2000; Quy định của EC số 1972/2002 ngày 05/11/2002; Quy định của EU số 461/2004 ngày 08/03/2004 [36].

Về cơ quan chức năng: ở cấp quản lý, các cuộc điều tra chống bán phá giá có sự tham gia của ba cơ quan khác là Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và Ủy ban tư vấn. Bên cạnh đó còn có các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên. Mỗi cơ quan này có những chức năng riêng. Chẳng hạn như Ủy ban châu Âu có nhiệm vụ và quyền hạn sau: (i) chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức điều tra chống bán phá giá (cả việc điều tra bán phá giá và điều tra thiệt hại); (ii) có thẩm quyền ban hành một số quyết định (quyết định nhận đơn kiện và bắt đầu điều tra, quyết định chấm dứt vụ việc,..); (iii) đưa ra các đề xuất áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức, tạm thời. Hội đồng châu Âu thì: (i) có quyền ban hành một số quyết định trong vụ điều tra chống bán phá giá (quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức); (ii) có thể có quyết định khác với những quyết định của Ủy ban châu

Âu và quyết định của Hội đồng là quyết định cuối cùng. Ủy ban tư vấn thì có chức năng đưa ra ý kiến tham ván (khi được yêu cầu hoặc khi pháp luật quy định việc tham vấn bắt buộc). Ý kiến này không có giá trị bắt buộc nhưng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định nhưng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định liên quan phải tính đến ý kiến của Ủy ban này trước khi ban hành quyết định. Trong trường hợp có ý kiến khác với ý kiến của Ủy ban châu Âu về cùng một vấn đề thì Hội đồng châu Âu là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng về vấn đề đó. Còn các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên thì có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban châu Âu trong hoạt động điều tra của cơ quan này và thức thi các quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá (chính thức hoặc tạm thời).

Trong quá trong điều tra chống bán phá giá, EU cũng dựa vào những quy định của mình và nhìn chung những quy định này tuân thủ chặt chẽ những quy định của WTO hơn là những quy định của Mỹ.

* Pháp luật chống bán phá giá của Nhật Bản

Nhật Bản là nước châu Á duy nhất đã ban hành luật chống bán phá giá của mình trước chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1920, Nhật Bản đưa điều khoản về chống bán phá giá vào luật thuế quan, tuy nhiên điều khoản này quy định rất sơ sài và trong một thời gian dài không được sử dụng. Cho đến khi Nhật Bản chuẩn bị ra nhập GATT thì quy định về chống bán phá giá mới trở nên hoàn thiện hơn. Để chuẩn bị cho việc gia nhập GATT, năm 1951 và 1954 Nhật Bản đã điều chỉnh quy định của mình để bao hàm điều VI về chống bán phá giá của GATT. Sau khi gia nhập GATT vào 9/1995, Nhật Bản đã điều chỉnh luật chống bán phá giá của mình cho phù hợp với những sự phát triển của hiệp định chống bán phá giá của GATT. Tuy nhiên, phải đến đầu những năm 1990 những quy định về chống bán phá giá của Nhật Bản mới được bắt đầu áp dụng do những lý do kinh tế khác nhau. Hiện nay, luật chống bá phá

giá của Nhật Bản được quy định trong 4 nguồn: Điều 8 của Luật thuế xuất nhập khẩu: gồm 37 đoạn; Nghị định của nội các: nhằm thực thi luật, bao gồm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)