Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 47 - 54)

khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; tổ chức cá nhân khác mà quyền và lợi ích của họ có liên quan đến việc bán phá giá. Hay nói cách khác, đối tượng áp dụng của PLAD là tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

2.2.2. Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam Việt Nam

Nếu không xác định được hoặc xác định không đúng hàng hóa nào là hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam, thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ không áp dụng được các biện pháp chống bán phá giá, hoặc nếu có áp dụng thì không những không ngăn chặn được hành động bán phá giá mà ngược lại, còn gây thiệt hại hơn cho quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích thương mại quốc gia. Hơn nữa, việc này có thể làm cho mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có hàng hóa được xác định sai là đã bán phá giá vào Việt Nam trở nên căng thẳng. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương mại và môi trường đầu tư của Việt Nam. Chính vì vậy, việc xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Và việc xác định hàng hóa nào đã bị bán phá giá đòi hỏi cơ quan điều tra có thẩm quyền phải hết sức thận trọng, khách quan, và chỉ khi nào đã xác định được chính xác về hàng hóa bị bán phá giá, trị giá của hàng hóa đó, xác định được giá bán hàng hóa đó trên thị trường trong nước và trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba, xác định được biên độ bán phá giá cũng như hàng hóa tương tự thì mới nên áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

Pháp luật chống bán phá giá của hầu hết các nước đều dựa trên tinh thần: “không tự trói mình”, tuy nhiên việc xác định hàng hóa bị bán phá giá để áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là khác nhau. Vì thế, họ không quy định chi tiết, cụ thể việc xác định khối lượng hàng hóa tương tự được tiêu thụ trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu, phương pháp xác định giá trị hàng hóa… để dễ dàng, linh hoạt hơn khi vận dụng và xử lý đối với từng vụ việc cụ thể. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng về tương quan và lợi ích tổng thể trong quan hệ thương mại với các nước khi xác định hàng hóa đó có bị bán phá giá hay không. Trong bối cảnh thế và lực của chúng ta trên trường quốc tế chưa đủ mạnh thì đây là một vấn đề cần chú ý. Vì lẽ đó, PLAD đã xác định hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tại Điều 3 như sau:

1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hóa đó có được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 của điều này.

2. Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.

3. Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:

a) Giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường của một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường.

b) Giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba [31, Điều 3].

Để xác định được hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam, theo quy định trên, vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải so sánh được GTT của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với GXK hàng hóa đó vào Việt Nam, trên cơ sở đó mới tính toán được biên độ bán phá giá.

Thứ nhất, phải xác định được GXK của hàng hóa vào Việt Nam. GTT

của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải được so sánh với GXK hàng hóa đó vào Việt Nam, bởi vì GXK là giá bị nghi ngờ là bán phá giá. Mức mà GXK thấp hơn GTT mới tạo nên mức phá giá. Tuy nhiên, thế nào là GXK thì PLAD không định nghĩa. Vấn đề này thì ADA lại có quy định rất chi tiết. Theo đó, GXK là giá bán sản phẩm từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và ADA đã đưa ra nhiều cách tính GXK khác nhau, tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể [19].

Thứ hai, phải xác định được GTT của hàng hóa nhập khẩu vào Việt

Nam. Theo điều 3 PLAD có cách tính GTT của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam như sau:

(i) Cách 1: GTT của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường [31].

thị trường nội địa hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì GTT của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo:

(ii) Cách 2: Giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường của một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;

(iii) Cách 3: Giá trị hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba [31].

Trong ba cách tính trên thì cách tính 1 GTT được ưu tiên xem xét và áp dụng trước hay có thể gọi là cách tính GTT chuẩn. Theo cách 1 này thì GTT được xác định là giá mà hàng hóa tương tự với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đang được bán tại thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường. Tuy nhiên, để xác định được giá thông thường theo cách này thì phải xác định được các điều kiện sau đây: (i) Hàng hóa tương tự đang được bán tại thị trường nội địa của các nước hoặc vùng lãnh thổ trong điều kiện thương mại thông thường; và (ii) hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của các nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa đáng kể.

Đối với điều kiện thứ nhất, trước hết là việc xác định thế nào là hàng hóa tương tự được bán tại thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu so với hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Việc xác định này là một vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc phân tích

các thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Do vậy, pháp luật của các nước thường đưa ra định nghĩa có lợi cho mình. Thông thường, các nước sẽ ưu tiên xét đến những hàng hóa có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa đang được điều tra; trong trường hợp không có hàng hóa nào như vậy thì hàng hóa khác tuy không giống nhau ở mọi đặc tính, nhưng có đặc điểm gần giống nhất với hàng hóa đang được điều tra. Tinh thần này cũng được PLAD tiếp thu, theo đó tại khoản 6 Điều 2 của PLAD định nghĩa:

Hàng hóa tương tự là hàng hóa có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc trong trường hợp không có hàng hóa nào như vậy thì là hàng hóa có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá [19, Điều 2, Khoản 6].

Trên thực tế, trong thương mại quốc tế, những hàng hóa được xem là hàng hóa tương tự của nhau thường được xếp vào cùng một loại mã HS trong phân loại hàng hóa của hải quan, chúng thường giống nhau về đặc tính vật lý, hóa học, mục đích sử dụng, khả năng thay thế từ góc độ người tiêu dùng.

Tiếp đến là phải xác định như thế nào là hàng hóa tương tự được bán trong điều kiện thương mại thông thường. Hiện nay ADA cũng như pháp luật các nước và cả pháp luật Việt Nam đều không có một quy định cụ thể thế nào là “điều kiện thương mại thông thường”. Chẳng hạn, việc mua bán được thực hiện mà trong đó người bán chịu lỗ vốn, tức là bán với mức giá không đủ để bù đắp chi phí sản xuất ra đơn vị hàng hóa. Ngoài ra, theo luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ, cơ quan điều tra có thể xác định thêm các trường hợp khác cũng bị coi là bán hàng ngoài điều kiện thương mại thông thường như bán với tỷ lệ lãi cao một cách bất thường, bán hàng mẫu. Trong các trường hợp nói trên, hàng hóa tương tự đó bị coi là không được bán trong điều kiện thương mại thông thường và do đó, không được sử dụng để tính giá thông thường.

Tóm lại, pháp luật các nước thường không quy định cụ thể vấn đề này mà thường trao quyền cho cơ quan điều tra có thẩm quyền rộng hơn và linh hoạt hơn trong các vụ điều tra chống bán phá giá, tuy nhiên sẽ gây trở ngại không nhỏ đối với nhà sản xuất, xuất khẩu là bị đơn trong các vụ kiện chống bán phá giá. Có lẽ vì lý do trên, PLAD không định nghĩa cụ thể thế nào là “điều kiện thương mại thông thường” cũng là một điều dễ hiểu.

Đối với điều kiện thứ hai, phải xác định được hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa đáng kể. Nếu hàng hóa tương tự được bán tại thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì GTT của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam không được tính theo cách 1 này. Theo khoản 4 Điều 2 của PLAD thì:

Khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể là khi khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước không vượt quá 3% tổng sản lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa tương tự nhập khẩu váo Việt Nam;

b) Tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá háng hóa bán phá giá từ nhiều nước đáp ứng điều kiện ở trên không vượt quá 7% tổng khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam [31, Điều 2, Khoản 4].

Như vậy, hàng hóa tương tự được bán tại thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu với khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa sẽ bị coi đáng kể nếu vượt quá 3% (đối với một nước hoặc vùng lãnh thổ)

hoặc vượt quá 7% (đối với nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ) tổng khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu không đáp ứng điều kiện này, thì GTT của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải được tính theo cách thứ 2 hoặc cách thứ 3 như đã giới thiệu ở trên.

Với việc xác định GTT của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam như vậy là tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, ngoại trừ việc xác định khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được bán tại thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu như thế nào là đáng kể. Theo điều 2 của ADA thì việc tiêu thụ sản phẩm dành cho tiêu dùng nội địa ở nước xuất khẩu sẽ được sử dụng để xác định GTTT nếu doanh số của việc tiêu thụ này chiếm 5% tổng doanh số của việc xuất khẩu sản phẩm đó sang nước nhập khẩu trở lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỉ lệ này thấp hơn 5% cũng được chấp nhận nếu như có bằng chứng cho thấy rằng tỷ lệ thấp như vậy nhưng cũng đủ để so sánh được với GXK một cách hợp lý để tính biên độ phá giá.

Thứ ba, xác định biên độ bán phá giá. Sau khi đã xác định được GXK

của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và GTT của hàng hóa đó, sẽ phải tiến hành xác định biên độ bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Theo khoản 2 Điều 2 PLAD, biên độ bán phá giá được xác định là khoản chênh lệch có thể tính được giữa GTT của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với GXK hàng hóa đó vào Việt Nam. Như vậy, khoảng chênh lệch có thể tính toán được giữa hai loại GTT và GXK, tính theo tỷ lệ phần trăm đối với GXK, sẽ là biên độ bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Nói cách khác, biên độ bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được tính theo nguyên tắc: Biên độ bán phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu.

Việc xác định biên độ bán phá giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơ quan điều tra để xem xét có ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp chống phá giá. Nếu biên độ bán phá giá là không đáng kể (không vượt

quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam) thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định chấm dứt điều tra, tức là không áp dụng biện pháp chống phá giá. Còn nếu biên độ bán phá giá là đáng kể thì cơ quan điều tra sẽ có thẩm quyền ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá.

Tóm lại, việc xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào thị

trường Việt Nam theo PLAD nhìn chung là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nếu so sánh vấn đề này với các quy định của ADA chúng ta có thể nhận thấy một điểm khác biệt chính như sau: Để xác định việc có bán phá giá hay không, ADA căn cứ vào “GTTT” của sản phẩm để so sánh với “GXK”, trong khi đó PLAD lại căn cứ vào “GTT” của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với “GXK” hàng hóa đó vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)