Đánhgiá/Lượng giá dự án

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề Công tác xã hội) (Trang 58 - 60)

- Mục tiêu cụ thể: Giải thích và chỉ ra con đường để đạt được mục tiêu tổng quát Nó phải đáp ứng được 5 yêu cầu sau: Cái gì và làm cái gì; Khi nào làm; Có thể làm được hay không vớ

2.3.Đánhgiá/Lượng giá dự án

Lượng giá nói chung là nói đến việc đo lường, đánh giá hay đưa ra nhận định. Hoạt động này là quá trình rà soát, xem xét lại toàn bộ các khía cạnh của dự án và đặc biệt là mục tiêu của dự án. Lượng giá xem xét dự án một cách có hệ thống để xác định mức độ thích đáng, mức độ thành công, hiệu quả và người hưởng thụ được hưởng lợi như thế nào. Mặc dù lượng giá thường được coi là khâu cuối cùng trong tiến trình dự án nhưng chúng ta có thể thấy lượng giá gắn liền với các khâu khác trong tiến trình từ khi bắt dầu thực hiện dự án, giữa kỳ dự án và kết thúc dự án, nếu có thể còn là sau khi dự án đã kết thúc. Do đó không nên chỉ coi lượng giá là khâu cuối cùng mà lượng giá là quá trình tương tác gắn với các hoạt động. Cần phải thường xuyên tiến hành hoạt động lượng giá. Lượng giá khác với kiểm tra giám sát là lượng giá xem xét dự án có đi đúng hướng hay không? lượng giá còn xem xét đến tính hiệu quả lâu dài, bền vững. Hoạt động lượng giá thường được giao cho một chuyên gia hoặc một nhóm chuyên gia tiến hành để thẩm định những kết quả đạt được.

* Có nhiều loại đánhgiá/lượng giá:

- Đánh giá/Lượng giá định kỳ: là sự đánh giá thường kỳ diễn ra thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án

- Đánh giá/Lượng giá cuối cùng: là khâu đánh giá được triển khai vào cuối dự án nhằm so sánh kết quả thực hiện dự án với các mục tiêu đặt ra.

Khi lượng giá dự án, chúng ta cần phải trả lời được các câu hỏi sau đây? * Ai sẽ là những người tham gia vào quá trình lượng giá?: có thể là:

- Một nhóm cám bộ do cộng đồng chỉ định

- Nhóm người dân cộng đồng (ngưòi hưởng lợi dự án) - Cơ quan tài trợ

- Những chuyên gia lượng giá ở bên ngoài - Hay tất cả các bên được đề cập đến ở trên

Khi lượng giá, tất cả các bên có liên quan, nhất là những người hưởng lợi từ dự án đều phải tham gia lượng giá. Được như thể không những tác viên phát triển cộng đồng quản lý dự án có thể lấy những quyết định sáng suốt và chính xác mà cả cộng đồng cũng tăng thêm tinh thần gắn bó, quyết tâm thực hiện thành công dự án cho dù có những khó khăn nhất định.

* Sẽ đánh giá dự án ở những khía cạnh nào?: bao gồm:

- Để xem đã đạt được những mục tiêu cụ thể của dự án hay không?

- Để xem kết quả đạt được có thoả đáng hay không, so với nguồn lực đã đầu tư? Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực

- Làm thế nào để làm cho dự án tốt hơn? - Cần phải thay đổi những yếu tố nào?

- Những hoạt động gì đã làm đúng và những hoạt động gì đã làm sai? - Những lợi ích hay tác động trực tiếp/gián tiếp?

* Tại sao phải lượng giá? sử dụng kết quả đánh giá vào việc gì, đề làm gì?: - Để báo cáo kết quả dự án cho cơ quan tài trợ

- Để ban điều hành dự án biết được tại sao dự án không mang lại kết quả mong đợi

- Để những người thụ hưởng biết họ có nhận được những lợi ích như mong đợi không? để những người thực hiện dự án quyết định có nên mở rộng dự án hay không?

- Hay để rút kinh nghiệm cho những dự án khác trong tương lai * Khi nào thì lượng giá?

- Vào đầu dự án

- Vào giữa hay cuối dự án

- Thường xuyên hay định kỳ hai tháng một lần - Sau khi dự án kết thúc một thời gian

* Sẽ sử dụng các phương pháp gì để đánh giá: - Điều tra, khảo sát,

- Vấn đàm, họp, thảo luận. - Nghiên cứu nhật ký theo dõi,

- Mô phỏng của người dân về kết quả dự án bằng nhiều hình thức (tranh vẽ, bài viết, đóng kịch...)

Căn cứ để xem xét một dự án được coi là có tính khả thi và hiệu quả khi nó đáp ứng được những yêu cầu sau:

+ Mục tiêu dự án phải cụ thể rõ ràng

+ Kế hoạch cần rõ ràng về trình tự thời gian và trách nhiệm.

+ Đảm bảo các nguồn lực (vật chất, con người, chuyên môn...) cần thiết để thực hiện dự án

+ Dự án phải được đánh giá ở toàn bộ các khía cạnh của dự án: tiến trình, kết quả (đạt được cái gì) hiệu quả (đã tốn phí bao nhiêu tiền của, sức người và thời gian) của dự án.

+ Cần có sự giám sát theo dõi đánh giá dự án thường xuyên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề Công tác xã hội) (Trang 58 - 60)