Phát triển năng lực tự quản trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề Công tác xã hội) (Trang 37 - 40)

3.1. Nét đặc trưng của tính tự quản cộng đồng.

Nông thôn tồn tại và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử nhân loại như một kiểu loại xã hội có những đặc thù riêng.

Trong một nghiên cứu về tính tự quản cộng đồng làng - xã Nguyễn Đức Truyền nêu lên 5 đặc trưng sau:

- Sự tự trị tương đối của cộng đồng nông thôn đối với xã hội bao trùm lên nó nhưng lại bao dung với đặc tính riêng của chúng.

- Tầm quan trọng về cấu trúc của nhóm gia đình trong tổ chức đời sống kinh tế, đời sống xã hội cộng đồng có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc xã hội.

- Hệ thống kinh tế có tính tự cung tự cấp tương đối, không có sự phân biệt giữa sản xuất và tiêu thụ và luôn duy trì các mối quan hệ với nền kinh tế bao trùm lên nó.

- Cộng đồng địa phương được đặc trưng bởi các mối quan hệ nội tại có sự hiểu biết lẫn nhau vàít nhiều có quan hệ với các cộng đồng xung quanh.

- Chức năng quyết định của các vai trò trung gian vớỉ các chính sách ở cộng đồng nông thôn và xã hội bao trùm lên nó được tuân thủ theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng.

Sự xuất hiện của làng liên quan chặt chẽ với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trong lịch sử. Với tính cách là một cộng đồng nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là nghề nghiệp chính của nông dân, là hình thức cư trú cố định của cư dân, hình thức tụ cư cơ bản của con người và thường có số lượng nhiều nhất trong lịch sử. Hình thức tụ cư ít hơn đối lập với làng là thị trấn.

Mỗi làng ở nước ta là một đơn vị kinh tế xã hội và có bản sắc riêng. Đó là đơn vị sản xuất, đơn vị xã hội và đơn vị văn hoá. Do quá trình cộng cư lâu đời mà làng có những hoạt động văn hoá cộng đồng chung cùng chia sẻ những mối quan tâm, những giá trị, những chuẩn mực chung, có vị thần bảo hộ là (Thành Hoàng Làng). Ở phía nam, làng được gọi là thôn, ấp. Nó cũng có sắc thái gần giống như làng ở vùng đồng bằng Sông Hồng.

Theo Jan BRen: làng nông thôn Việt Nam cũng giống như các làng nông thôn ở khắp Châu Á với đặc trưng cơ bản: “ tự túc về kinh tế, tự trị về chính trị, thuần nhất về xã hội làng cổ truyền". Ông cũng đề xuất một mô hình kép thống nhất các đối lập: “đóng - mở”, "thuần nhất- dị biệt", "tự trị- bị trị"...”.Song tính độc lập và tự quản vẫn là nét nổi bật của làng Việt Nam .

Từ những đặc trưng trên, làng nông thôn Việt Nam đặc biệt là những vùng Sâu, vùng xa, dân trí và hạ tầng cơ sở của cộng đồng còn rất thấp kém, nếu hỗ trợ về kinh phí để PTCĐ tại làng nông thôn Việt Nam sẽ rất có hiệu quả, nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống tinh thần, văn hoá và phát huy năng lực tự quản của cộng đồng tốt hơn.

Những năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của PTCĐ và tổ chức CĐ nên chính phủ Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ Quốc tế triển khai nhiều dự án PTCĐ lấy khu vực nông thôn, miền núi làm trọng tâm đã mang lại cho các cộng đồng nông thôn những thay đổi đáng kể.

3.2. Các năng lực tự quản cộng đồng.

Làng xã Việt nam là một thực thể độc lập và tự quản, biểu hiện trong diện mạo chỉnh thể của làng, những phong tục và truyền thống của nó. Tuy nhiên, In Sun Yo cũng ý thức được cái gọi là độc lập và tự quản theo nghĩa tương đối, làng là một thực thể độc lập với thế giới xung quanh. Vì thế làng cũng được gọi là một

“Nhà nước làng”, song càng về sau, các tục lệ của nó cuối cùng phải chịu khuất phục dưới pháp luật triều đình. ( Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18)

Làng, xã là một đơn vị kinh tế, ở đó “dân cư hợp thành trải qua nhiều đời

khai thác đất đai để trồng trọt”. Đó là nền nông nghiệp tự nhiên, vì nhu cầu tự tồn

tại của cư dân ở làng, sau này tính tự cấp tự túc dần dần không trở thành một đặc tính cố hữu nữa, song do những lý do về mặt kinh tế và lịch sử phát triển, như bình quân ruộng đất thấp, đã hạn chế khả năng tự cấp, tự túc của làng. Về mặt sở hữu, làng, xã biểu hiện của những tiểu nông tư hữu (Gomrou, Trần Từ) do ruộng đất công có nhiều, quá trình tư hữu hoá diễn ra chậm chạp.

Đồng thời làng, xã là một đơn vị văn hoá mà điểm nổi bật nhất là trường tồn một tinh thần trước sức ép của ngoại xâm và lũ lụt, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau “Lá rụng về cội”; “Lá lành đùm lá rách”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Làng - xã đồng bằng Sông Hồng là tập của một số gia đình nhỏ trong một khu vực địa lý nhất định gắn bó với nhau bằng quan hệ láng giềng, làng – xã có thể do một họ hoặc vài họ làm nên, cũng có thể ngay từ đầu do các gia đình không cùng huyết tộc thành lập gắn bó với nhau bằng “Tình làng nghĩa xóm”. Tình làng nghĩa xóm là sự mở rộng quan hệ gia tộc. Tô Ngọc Thanh diễn đạt thực tế bằng một cụm từ “Cộng đồng công xã” thay cho “Làng – xã” nhằm nhấn mạnh tính chất cấu trúc xã hội hơn là quy phạm lãnh thổ: Cộng đồng công xã là tổ chức xã hội – văn hoá với một hệ thống hoạt động tinh thần mà nay ta quen gọi là hoạt động văn hoá dân gian, những giá trị vật chất và tinh thần này trở thành những mô hình, những biểu tượng và kinh nghiệm cho người Việt trong cả nước.

Từ công xã nông thôn, làng – xã trở thành một đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước quân chủ phong kiến, ở đó các giai đoạn phát triển năng lực tự quản khác nhau, từ giai đoạn tiền tự trị trong công xã đến tự trị trong Nhà nước quân chủ phong kiến và sự biến dạng của năng lực tự quản trong thời kỳ cuối của chế độ phong kiến, thời kỳ pháp thuộc và các giai đoạn sau này. Năng lực tự quản làng, xã phát triển đến độ hoàn chỉnh, toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá.

Bài 3: Thực hành một số kỹ năng phát triển cộng đồng Mục tiêu của bài:

- Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm, các bước thực hiện phương pháp PRA, ABCD trong phát triển với cộng đồng;

+ Xác định rõ các kỹ năng, phương pháp cần thiết trong khi làm việc với cộng đồng;

- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức trên trong thực hành các phương pháp đánh giá cộng đồng có sự tham gia của người dân;

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tôn trọng các nguyên tắc của phương pháp PRA; + Tạo mọi cơ hội cho người dân cùng tham gia;

+ Rèn luyện tính tích cực, chủ động kiến thức bản thân trong thực tế phát triển cộng đồng.

Nội dung chính:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề Công tác xã hội) (Trang 37 - 40)