: mối quan hệ hiện tại
Hình 1: Sơ đồ Venn của một cộng đồng trước và sau khi có dự án PTCĐ
Bài 4: Dự án và quản lý dự án. Mục tiêu của bài:
- Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm dự án và quản lý dự án trong phát triển cộng đồng;
- Kỹ năng:
+ Vận dụng kiến thức đã học để xây dựng các dự án nhằm hỗ trợ cộng đồng. + Quản lý các dự án một cách hiệu quả.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Công khai, minh bạch trong các dự án và quản lý dự án.
Nội dung chính
1. Những vấn đề chung về dự án và quản lý dự án.
1.1. Khái niệm dự án.
Có nhiều định nghĩa về dự án:
- Dự án phát triển là một tập họp những đề xuất về việc triển khai các hoạt động phát triển đối với các đối tượng cụ thể, bằng việc cung cấp các nguồn lực nhất định, dự án sẽ được tạo ra trong một thời gian và không gian nhất định
- Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm đạt một hay một số mục tiêu qua việc hoàn thành những chỉ báo thực hiện đã định trước tại một địa bàn, trong khoảng thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực sự của những tác nhân và tổ chức cụ thể.
* Tập hợp của các dự án có cùng một mục đích hay chủ đề được gọi là
chương trình. Ví dụ như dự án cho người dân vay vốn để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập, xây dựng đường xá đi lại cho cộng đồng, xây dựng giếng nước sạch để nâng cao đời sống của người dân,... là những dự án nằm trong chương trình xoá đói giảm nghèo. Vì tất cả các dự án này đều chung mục đích cải thiện cuộc sống của bà con, xoá đói giảm nghèo.
* Dự án phát triển: Dự án này huy động và sử dụng nguồn lực của Nhà nước là chính (hoặc là vốn bên ngoài). Nguồn lực của người dân cộng đồng chỉ là yếu tố phụ. Loại dự án này tác động gián tiếp đến đời sống của người dân cộng đồng. Ví dụ dự án xây dựng khu công nghiệp nam Sài Gòn (các thanh niên quanh vùng sẽ có việc làm, các dịch vụ xung quanh sẽ nẩy sinh kéo theo...)
1.2. Khái niệm, đặc điểm dự án phát triển cộng đồng.
a. Khái niệm dự án phát triển cộng đồng:
Dự án phát triển cộng đồng: Là loại dự án hướng trực tiếp vào cộng đồng, với mục đích cuối cùng là tạo ra những chuyển biến kinh tế xã hội tại cộng đồng. Đây cũng có thể coi là một kế hoạch hành động có sự phối kết hợp của nhiều nguồn
DỰ ÁNÝ định các bên liên quan Ý định các bên liên quan
Khả năng của các bên liên quan Nhu cầu của người dân
lực xã hội bên trong và bên ngoài cộng đồng vì mục tiêu phát triển. Không thể hiểu đơn thuần dự án phát triển cộng đồng chỉ là mang tiền đến cho người dân mà còn là trang bị cho người dân kiến thức, kỹ năng và khơi dậy những tiềm năng tiềm tàng (nâng cao năng lực) để người dân làm chủ quá trình phát triển của mình. Một dự án phát triển cộng đồng thành công là sau khi dự án kết thúc, người dân vẫn tiếp tục thực hiện chương trình phát triển đó và đem lại sự thay đổi tốt đẹp hơn cho chính bản thân họ.
b. Đặc điểm dự án phát triển cộng đồng:
Một dự án phải hội đủ 3 yếu tố cần thiết: - Nhu cầu của người dân.
- Ý định của các bên liên quan.
- Khả năng (chuyên môn, tài chính ,..) của các bên liên quan.
Hình 1: Ba yếu tố cấu thành dự án
- Xét theo quan điểm PTCĐ, thực hiện một dự án là nhằm tạo ra những điều kiện cải thiện tình trạng kinh tế, xã hội của một cộng đồng (nông thôn hoặc đô thị) mà chúng ta muốn giúp đỡ.
- Thực hiện dự án PTCĐ không phải là mang tiền bạc, vật chất đến mà nhằm phát huy sự tham gia của người dân trong cộng đồng. Do vậy, trước tiên là giúp người dân tại cộng đồng xác định nhu cầu thực mà họ muốn giải quyết, bằng việc gây ý thức, tạo và trao quyền cho họ để họ tự lực giải quyết vấn đề. Sự can thiệp của tác viên cộng đồng chỉ mang tính xúc tác
Phân tích tình hình Lập kế hoạch Viết dự án Thực hiện dự án Lượng giá
- Một dự án bền vững là cộng đồng “sở hữu” dự án ngay từ đầu cho đến cuối, để khi dự án kết thúc, tổ chức thực hiện dự án và tác viên đi rồi thì chính cộng đồng sẽ duy trì hoặc phát huy hơn nữa những thành quả của dự án, tránh tình trạng đâu lại hoàn đấy.
1.3. Chu trình dự án.
Hình 3: Chu trình dự án
1.4. Quản lý dự án.
Là tiến trình tổ chức thực hiện và sử dụng những nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu tổng quát và những mục tiêu cụ thể đã đề ra cho một dự án.
Quản lý dự án theo mục tiêu là kiểu quản lý đặc biệt, nó bao gồm các bước lượng giá các mục tiêu, điều chỉnh các mục tiêu hiện hành, kết hợp các mục tiêu và giải quyết mâu thuẫn giữa các mục tiêu.
Quản lý dự án theo tiến trình và các hoạt động là kiểu quản lý theo chất lượng chuyên môn, trách nhiệm của các bên tham gia dự án, lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch theo các hoạt động chuyên môn tại cộng đồng theo đề xuất của người dân.
2. Các bước/chu trình quản lý dự án.
2.1. Thiết kế dự án.
Đây là giai đoạn khởi động dự án, giai đoạn này đòi hỏi phải có sự hợp tác tích cực của cộng đồng và các chuyên gia. Các chuyên gia phải tìm hiểu tường tận
các vấn đề của cộng đồng thông qua việc khơi dậy sự tham gia của cộng đồng vào việc cung cấp các vấn đề của cộng đồng mà không có sự áp đặt. Cộng tác được đặt lên hàng đầu để xác định rõ nhu cầu bức xúc của cộng đồng, từ nhu cầu ta mới xác định được mục tiêu và nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. Thiết kế dự án được phân chia cụ thể thành các bước công việc sau:
2.1.1. Thu thập dữ liệu/ nhận diện cộng đồng.
Các thông tin thu thập bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: - Các hoạt động kinh tế
- Kết cấu hạ tầng cơ sở - Cơ cấu dân số, lao động
- Cơ cấu chính trị, các tổ chức xã hội
- Sự phân tầng xã hội, mức sống, thu nhập của các nhóm xã hội - Các khía cạnh của văn hoá, truyền thống
- Các khía cạnh về giáo dục - Vấn đề tôn giáo, dòng họ - Các phong tục tập quán - Các chương trình xã hội
- Vấn đề môi trường, sức khoẻ cộng đồng - Các hình thức sáng tạo văn hoá
- Hệ thống thiết chế xã hội - Các nguồn lực cộng đồng - Các vấn đề về tệ nạn xã hội
2.1.2. Xác định nhu cầu.
Khi xác định nhu cầu cần phải tập trung trả lời một số câu hỏi: Ai có nhu cầu? Ai xác định nhu cầu? Nhu cầu gì? Nhu cầu như thế nào? Có mấy loại nhu cầu?...Khi đánh giá và xác định nhu cầu cần phải có sự tham gia của người dân để họ nhận rõ dự án là của họ, phụ vụ cho nhu cầu của họ và họ phải có trách nhiệm trong thực hiện dự án.
Đánh giá nhu cầu cần phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: phỏng vấn, quan sát, họp dân, hội thảo, tham quan mô hình, phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân, lấy ý kiến chuyên gia…
MTtổng quát tổng quát MT cụ thể MT cụ thể MT cụ thể MT cụ thể Mục tiêu bao gồm:
- Mục tiêu tổng quát: Là mục tiêu chỉ ra mục đích cuối cùng của dự án và mục tiêu này chỉ ra phương hướng cho tất cả những người tham gia thực hiện dự án. Mục tiêu tổng quát thường được diễn tả dưới dạng một phát biểu chung, bao trùm nhất và tổng hợp những kết quả của dự án ví dụ như "nâng cao điều kiện khám chữa bệnh của người dân" hay "xoá mù chữ, đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn cho trẻ em"... Mục tiêu tổng quá bao gồm nhiều mục tiêu cụ thể.