Triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề Công tác xã hội) (Trang 56 - 58)

- Mục tiêu cụ thể: Giải thích và chỉ ra con đường để đạt được mục tiêu tổng quát Nó phải đáp ứng được 5 yêu cầu sau: Cái gì và làm cái gì; Khi nào làm; Có thể làm được hay không vớ

2.2.Triển khai thực hiện

Thực hiện dự án là triển khai những công việc gì đã được đưa ra trong kế hoạch. Việc thực hiện dự án bao gồm một số hoạt động. Ở giai đoạn này cần đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào việc phát động dự án, phối hợp các hoạt động,

giám sát và lưu ý những trường hợp phát sinh ngoài dự kiến là những hoạt động quan trọng.

- Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu vật tư cần thiết, nhân sự

"Chuẩn bị tốt là chúng ta đã nắm chắc 50 % thắng" đây là công việc cần được lưu ý đầu tiên khi tiến hành dự án. Để dự án có thể được thực hiện thì tất cả các điều kiện cần thiết về nguyên vật liệu, con người đều phải được chuẩn bị sẵn sàng

- Xây dựng nhóm cộng tác

Khi triển khai thực hiện dự án, tác viên phát triển cộng đồng không thể làm một mình được mà phải có sự giúp đỡ từ những cá nhân khác trong cộng đồng (nhóm cộng tác) để chia sẻ các mục tiêu chung và cùng làm để hoàn thành nó. Việc xây dựng nhóm cộng tác có thể là do chính tác viên phát triển cộng đồng lựa chọn trong quá trình làm việc của họ với người dân hoặc cũng có thể là do người dân đề xuất những người mà họ tín nhiệm và cho là có năng lực để cộng tác cùng tác viên phát triển cộng đồng.

- Lãnh đạo định hướng, phối hợp đồng bộ, hướng dẫn thực hiện.

Việc phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân, tổ chức, nhóm tham gia dự án nhằm mục đích:

+ Đạt được những mục tiêu cụ thể của dự án và giảm thiểu tối đa những khó khăn trở ngại

+ Có những biện pháp sửa chữa kịp thời những khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện dự án

+ Xây dựng tốt hơn mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án và điều phối tài nguyên và các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu củadự án.

+ Thiết lập các mối quan hệ thân thiện giữa những người hưởng lợi của dự án và tất cả những thành phần khác.

- Giám sát theo dõi công việc để kịp thời phát hiện những yếu tố phát sinh và bất lợi nhằm điều chỉnh các hoạt động

Mục đích của việc thực hiện công tác giám sát dự án là để:

1) Biết được các hoạt động có được tiến hành như đã ghi trong kế hoạch dự án hay không?

2) Biết được những vật tư cần thiết, điều kiện cơ sở hạ tầng có được cung cấp đúng lúc, đúng nơi và đúng yêu cầu hay không?

3) Biết được những khó khăn trở ngại nảy sinh ở khâu nào?

4) Để biết được kết quả có đúng với các mục tiêu đã định trước không?

5) Để biết tiến độ thực hiện có chính xác hay cần có những thay đổi gì không? và

6) Biết những thay đổi so với kế hoạch ban đầu và những phương hướng giải quyết trong tình hình mới.

- Đôn đốc thực hiện, và xử lý những tình huống không dự kiến trước.

Sau khi có được những kết quả từ việc giám sát, đánh giá, người tác viên phát triển cộng đồng và những người tham gia dự án có thể nắm được tình hình tiến độ thực hiện cũng như chất lượng của dự án. Và vì vậy họ cũng có thể đôn đốc dự án nếu như thấy cần thiết. Việc này nếu được thực hiện thường xuyên sẽ càng làm cho dự án triển khai tốt hơn, đúng với tiến độ và mục tiêu đề ra. Ngoài ra có đôn đốc thực hiện thì mới nhanh chóng phát hiện những vướng mắc và kịp thời tháo gỡ. Mặc dù ngay ở khâu ban đầu người tham gia dự án đã dự báo những khó khăn có thể sảy ra, nhưng trong quá trình thực hiện thì không tránh khỏi có những tình huống xảy ra ngoài dự kiến vì vậy mà người tham gia dự án luôn phải chuẩn bị trước một kế hoạch để triển khai trong trường hợp khẩn cấp hoặc chuẩn bị một phương sách hành động để đối phó với tình hình thay đổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề Công tác xã hội) (Trang 56 - 58)