Khái niệm tổ chức cộng đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề Công tác xã hội) (Trang 28 - 29)

1. Khái niệm và tiến trình tổ chức cộng đồng.

1.1. Khái niệm tổ chức cộng đồng.

1.1.1. Khái niệm:

Murray và Ross định nghĩa về Tổ chức cộng đồng

“Tổ chức cộng đồng là một tiến trình qua đó một cộng đồng nhận rõ nhu cầu hay mục tiêu của mình. Sắp xếp các nhu cầu và mục tiêu này, phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, tìm đến tài nguyên (bên trong hay bên ngoài) để giải quyết nhu cầu hay mục tiêu ấy. Thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác với nhau trong cộng đồng” (Community Organization: Theory and Practice -TCCĐ: Lí thuyết và thực hành).

Định nghĩa gần đây phản ánh xu hướng mới nhất của tổ chức cộng đồng: “Tổ chức cộng đồng là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng đồng được tăng sức mạnh bởi các kiến thức và kỹ năng trong phát hiện nhu cầu và vấn đề, ưu tiên hoá chúng, huy động tài nguyên để giải quyết chúng bằng các hành động chung. Tổ chức cộng đồng không phải là một cứu cánh mà là một kỹ thuật. Nó nhằm vào việc tự tăng sức mạnh cho các cộng đồng để họ tự quyết định về sự phát triển của mình và sự định hình của tương lai mình. Mục đích cuối cùng của Tổ chức cộng đồng là sự tham gia chủ động với tư cách tập thể của người dân vào phát triển”. (REDO - Trường CTXH và PTCĐ - Đại học Philippine)

Ở đây yếu tố con người - vai trò then chốt của người dân được nhấn mạnh.

- Phát triển kỹ năng và khả năng tổ chức của người dân, giúp cộng đồng biết cách lập kế hoạch xã hội

- Nối kết các đầu tư kinh tế xã hội vào những nhóm cộng đồng nghèo cơ sở - Ủng hộ cho sự liên kết rộng rãi các tổ chức trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng

- Tạo sự quan tâm về công bằng xã hội trong tiến trình lập kế hoạch xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển cộng đồng (Nghề Công tác xã hội) (Trang 28 - 29)