B. NỘI DUNG
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy
- Cần tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại cơ quan. Áp dụng các chính sách, cơ chế hiệu quả nhất trong quá trình ĐTBD nhằm giúp cho các CBCC có thể nắm bắt đúng về các lĩnh vực hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ.
lãnh đạo, quản lý. Nêu cao trách nhiệm của cơ quan, của người có thẩm quyền trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ trong bộ máy tổ chức.
- UBND huyện tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển những sinh viên trên địa bàn huyện đã tốt nghiệp tại các trường đại học chính quy, có lực học khá trở lên vào các vị trí việc làm còn thiếu để giảm bớt chi phí đào tạo cho huyện.
- Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chương trình tập huấn trang bị về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.
- Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp, khoa học cho đội ngũ cán bộ, công chức. Trang bị tài liệu nghiệp vụ, tài liệu có liên quan đến quá trình tập huấn, đào tạo để cán bộ, công chức có thể tiếp thu một cách nhanh nhất và đạt được hiệu quả.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát kế hoạch, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, tập trung cao độ các nguồn lực đề hoàn thành tốt kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan đã đề ra.
- Cần quan tâm hơn nữa việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức. Thường xuyên khảo sát trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho thích hợp.