Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 34 - 36)

B. NỘI DUNG

2.1.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện

Yêu cầu công việc ngày nay chủ yếu là phải tiếp xúc với máy tính, do vậy có hiểu biết về tin học sẽ giúp cho công việc được thuận tiện hơn, đây là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi CBCC cấp xã. Đó cũng là một thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chuyên môn của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Qua bảng số liệu ta thấy, số CBCC cấp xã tại huyện Thanh Thủy có chứng chỉ Tin học trình độ B khá cao với 235 người, chiếm 67,9%. Tuy nhiên số CBCC có chứng chỉ Tin học trình độ C rất thấp với 51 người, chiếm 14,8%. Không có CBCC nào chưa có chứng chỉ tin học.

2.1.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tạihuyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

2.1.2.1. Những ưu điểm

- Về số lượng: Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Thanh Thủy đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng.

- Về chất lượng:

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Trong những năm gần đấy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCC cấp xã đang dần được nâng lên nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, các cấp quản lý trong việc tổ chức công

tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Số lượng CBCC có trình độ đại học, cao đẳng và đặc biệt là trình độ thạc ngày càng được nâng lên.

+ Trình độ lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính của CBCC cấp xã đang từng bước được nâng lên, dần đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở.

+ Trình độ tin học: Để đáp ứng nhu cầu phát triển của một nền hành chính hiện đại, đội ngũ CBCC cấp xã ngoài việc được trang bị kiến thức về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị còn cần có trình độ về tin học. Đáp ứng nhu cầu đó, trong những năm qua trình độ tin học A, B, C của CBCC cấp xã tại huyện Thanh Thủy khá nhiều và xu hướng ngày càng tăng lên.

2.1.2.2. Những hạn chế

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Mặc dù trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCC cấp xã tại huyện Thanh Thủy đã dần được nâng lên, song trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vẫn còn thấp. Số CBCC có trình độ chuyên môn trung cấp có xu hướng giảm dần tuy nhiên vẫn chiếm tỉ lệ không nhỏ trong cơ cấu trình độ chuyên môn. Điều này đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của Đảng, các cấp quản lý huyện Thanh Thủy trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho CBCC cấp xã trong thời gian tới.

- Trình độ lý luận chính trị: Số lượng CBCC có trình độ lý luận chính trị cao cấp chiếm tỉ lệ rất nhỏ, trình độ lý luận chính trị của CBCC chủ yếu ở mức trung cấp và sơ cấp. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại số CBCC chưa được qua đào tạo về lý luận chính trị. Điều này gây khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như sự hợp tác giữa những cán bộ, công chức với nhau trong giải quyết công việc. Đòi hỏi cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC về lý luận chính trị.

-Trình độ tin học: Với trình độ tin học như hiện nay của CBCC cấp xã tại huyện Thanh Thủy, cần phải nâng cao hơn nữa trình độ của mình để phù hợp với yêu cầu trong thời kỳ mới, thời kỳ của công nghệ thông tin và hội nhập.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w