B. NỘI DUNG
3.2.4. Nâng cao ý thức tự giác tham gia đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ,
bộ, công chức
- Nâng cao năng lực tự hoàn thiện bản thân đối với mỗi CBCC là điều tất yếu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nếu người CBCC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng mà không có ý thức hoàn thiện bản thân mình thì quá trình đào tạo, bồi dưỡng sẽ không đạt được kết quả, ngược lại còn tốn kém chi phí đào tạo lại.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng trong việc định hướng hướng đi của tổ chức, đưa tổ chức đi lên và phát triển. Vì vậy, việc tăng cường năng lực của đội ngũ CBCC là một trong những việc quyết định chất lượng của đội ngũ CBCC tại cơ quan, gốc có tốt thì ngọn mới tốt. Tăng cường năng lực thông qua việc:
+ Nâng cao công tác quản lý: Thủ trưởng phải là người quan tâm đến việc phát triển đội ngũ CBCC, tạo điều kiện về chi phí và thời gian. Người lãnh đạo phải quản lý có hiệu quả đội ngũ nhân lực trong cơ quan, hoạt động quản lý phải được thực hiện nghiêm túc và tiến hành chặt chẽ.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn: Bên cạnh việc nâng cao công tác quản lý còn phải chú ý nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan; kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong cơ quan. Việc đánh giá thường xuyên về quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC.
+ Các kiến thức về các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng mới luôn thay đổi. Để có được những chương trình đào tạo tiên tiến, CBCC phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo đổi mới và cần được đào tạo trên nhiều lĩnh vực.