Hiệu quả kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 50)

Giải quyết lao động việc làm

- Đối với mô hình kinh tế TrTr NTTS chuyên cần 1,2 lao động thường xuyên và 250 công lao động theo mùa vụ; mức thu nhập củalao động thuê thường xuyên bình quân là 1,5 tr.đ/ngươi/tháng, và công lao động theo mùa vụ là 50.000đ/công.

- Đối với mô hình kinh tế TrTr NTTS kết hợp cần 2,0 lao động thường xuyên và 300 công lao động theo mùa vụ; mức thu nhập đối với lao động thuê thường xuyên bình quân là 1,8 tr.đ/người/tháng, và công lao động theo mùa vụ là 50.000đ/công.

Như vậy, phát triển kinh tế TrTr NTTS kết hợpsẽgóp phần tích cực hơn vào việc tạo thêm việc làm, nâng cao thêm thu nhậpcho lao động, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèotốt hơn so với mô hình TrTr NTTS chuyên. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đềlao động và việc làmvà nâng cao đời sống cho nông dân ở các vùng nông thôn hiện nay.

Hiệu quả về sử dụng đất

- Doanh thu/1ha/năm đối với mô hình TrTr NTTS kết hợp cao hơn mô hình kinh tế TrTr NTTS chuyên. Theo kết quả điều tra nghiên cứu tổng doanh thu của mô hình TrTr NTTS kết hợp trung bình đạt (259,00 tr.đông/ha), trong khi đó tổng doanh thu trung bình của mô hình kinh tế TrTr NTTS chuyên chỉ đạt (143,89±22,86 tr.đông/ha).

- Gía trị tăng thêm thu được/1ha/năm đối với mô hình TrTr NTTS kết hợp cao hơn mô hình kinh tế TrTr NTTS chuyên. Theo kết quả điều tra nghiên cứu giá trị tăng thêm của mô hình TrTr NTTS kết hợp trung bình đạt 137,85 tr.đông/1ha/năm; giá trị tăng thêm của mô hình kinh tế TrTr NTTS chuyên chỉ đạt 61.230 ± 6,15 tr.đông/ha.

Tiếp cận các dịch vụ xã hội

- Tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế: Khi phát triển kinh tế TrTr NTTS kết hợp, các

kết hợp có điều kiện đầu tư cho con cái học tập chiếm 100%, có tiền để chi phí khám chữa bệnh cho gia đình chiếm 83,3%, trong khi đó TrTr NTTS chuyên có điều kiện đầu tư cho con cái học tập chiếm 93,3%, có tiền để chi phí khám chữa bệnh cho gia đình chiếm 75,0%.

- Tiếp cận dịch vụ bưu chính viễn thông: Qua kết quả điều tra cho thấy: TrTr NTTS kết hợp có điều kiện tiếp cận với dịch vụ bưu chính viễn thông 100%, có 60/60 trang trại đều có điện thoại cố định và điện thoại di động, trong khi đó TrTr NTTS chuyên chỉ có 56/60 trang trại có điện thoại cố định (chiếm 93,3%), 50/60 trang trạicố điện thoại di động.

- Các tiếp cận dịch vụ khác Tivi, phương tiên đi lại: Qua kết quả điều tra cho

thấy: TrTr NTTS kết hợp có 60/60 trang trại có ti vi và xe máy, trong khi đó TrTr NTTS chuyên chỉ có 58/60 trang trại có ti vi, 50/60 trang trại có phương tiện đi lại là xe máy.

- Hiểu biết thêm khoa học kỹ thuật: Kết quả điều tra cho thấy: Chủ hộ và người

lao động của mô hình TrTr NTTS kết hợp được hiểu biết thêm và tiếp súc nhiều hơn với các kiến thức khoa học kỹ thuật nuôi trồng các đối tượng thủy sản, gia súc, gia cầm và các loại cây trồng. Chủ hộ và người lao động của mô hình TrTr NTTS hiện nay mới chỉ được biết về kiến thức khoa học kỹ thuật nuôi các đối tượng thủy sản, các loại tài liệu khoa học kỹ thuật về chăm sóc gia súc, gia cầm và các loại cây trồng ít dược biến đến.

Qua kết quả phân tích trên cho thấy những lợi ích và hiệu quả về mặt xã hội của mô hình kinh tế TrTr NTTS nước ngọt kết hợp mang lại cao hơn so với mô hình kinh tế TrTr NTTS nước ngọt chuyên.

Mô hình kinh tế trang trại đã tạo bướcchuyển cơ bản về giá trị sản phẩm hàng hóa, và thủ nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ. “Hiện nay, tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ của trang trại ước tính hơn 19.826 tỷ đồng, bình quân một trang trại đã tạo giá trị sản xuất gần 324,9 triệu đồng gấp 8 lần so với bình quân giá trị sản xuất của một số hộ nông nghiệp. Kinh tế trang trại đã thu hút tạo công ăn việc làm, góp phần giảm bớt áp lực thiếu việc làm ở nông thôn, đồng thời giúp cho thu nhập của

người lao động được đảm bảo ổn định ở mức từ 1.500.000 đ – 2.000.000đ/tháng (với lao động thời vụ), tiền công cũng phổ biến ở mức 70.000đ/ngày.

Mô hình này đã có những kết quả vượt trội so với kinh tế hộ, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tiến tới xây dựng nên những vùng, miền nông thôn mới văn minh hiện đại. Thách thức còn ở phía trước, tuy nhiên, kinh tế trang trại thật sự “cất cánh” vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cư ra thành phố, làm giảm áp lực đối với xã hội, đảm bảo an ninh trật tự nơi đô thị, hạn chế tệ nạn cho xã hội. Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Mặt khác, trong xu hương chung của các nước, theo đổi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong nên kinh tế đã tác động lớn đến khoảng cách chênh lệch thu nhập của đại bộ phận cư dân, thu nhập của người dân cao hơn. Chính vì vậy, sự kỳ vọng về mức thu nhập cao đã thôi thúc nhiều nông dân đi tìm công ăn việc làm ở đô thị.

Như vậy, sự phát triển trang trại cũng là nguyên nhân tác động đến người nông dân gắn bó vớicông việc khu vực nông thôn, hạn chế sự di cư đến đô thị. Mặt khác nông dân có việc làm là cách cách cải thiện đáng kể tệ nạn xã hội do thât nghiệp gây nên, một trong những vấn đề bức xúc nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, trong nông nghiệp nông thôn nước ta.

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)