Giới thiệu chung mô hình kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 39)

Thanh Hóa là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 11.120 km2bằng 3,37% diện tích cả nước; gồm 27 huyện, thị xã và thành phố. Địa hình Thanh Hóa chia thành 3 vùng rõ rệt: Miền núi, đông bằng và ven biển. Vùng đồng và ven biển có diện tích 313.200 ha chiếm27,5% diện tích toàn tỉnh, vung này có nhiều điều kiện phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản; vùng miền núi có điều kiện đất đai, lại nằm trong vùng quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung (mía đường, sắn, cao su, luồng) gắn với các nhà máy chế biến- tiêu thụ sản phẩm, nên có điều kiện phát triển kinh tế trang trại cây hàng năm, cây lâu năm và lâm nghiệp.

Trong nhưng năm qua, tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương có kinh tế trang trại phát triển nhanh nhất so với cả nước. Năm 1998, CụcThống kê Thanh Hóa khảo sát kinh tế trang trại và cho biêt có 1.687 trang trại đạt tiêu chí, nhưng đến nay kinh tế trang trại tỉnh Thanh Hóa đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng và giá trị sản lượng hàng hóa rất lớn. Theo số liệu trong báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Thủy sản (trước đây) tỉnh Thanh Hóa, số trang trại năm 2001 tỉnh Thanh Hóa có 2.062 trang trại; năm 2006 có 3.384 trang trại; đến năm 2010 tăng lên 4.556 trang trại, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,2%/năm [10].

Formatted: Font: 15 pt

Formatted: Font: Times New Roman Bold, Condensed by

0.2 pt

Formatted: Condensed by 0.3 pt Formatted: Space Before: 6 pt Formatted: Expanded by 0.3 pt Formatted: Line spacing: Multiple 1.56 li Formatted: Expanded by 0.3 pt Formatted: Expanded by 0.3 pt

Bảng 2.1: Số lượng các loại hình TrTr tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001-2010

Các loại hình trang trại 2001 2006 2010 TĐTTBQ

(%/năm)

1. Cây hàng năm 655 1,015 1.347 8.3

2. Cây lâu năm 140 203 249 6.6

3. Lâm nghiệp 226 311 418 7.1

4. Chăn nuôi 324 531 721 9.3

5. Thủy sản 290 511 689 10.1

6. Kết hợp 427 813 1.132 11.4

Toàn tỉnh 2.062 3.384 4.556 9.2

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa)

Kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hóa phát triển trên cả ba vùng: Đồng bằng, miền biển và miến núi. Cơ cấu trang trại năm 2010 phân theo các vùng như sau: vùng đồng bằng có 2.320 trang trại chiếm 50,92%, vùng miền biển có 811 trang trại chiếm 17,8%, vùng miền núi có 1.425 trang trại chiếm 31,28% tổng số trang trại tỉnh Thanh Hóa [13]. Số lượng trang trại phân theo các loại hình và theo vùng năm 2010 như sau:

Bảng 2.2: Số lượng trang trại phân theo các vùng của tỉnh Thanh Hóa năm 2010 Các chỉ tiêu Tổng số Cây hàng năm Cây lâu năm Lâm nghiệp Chăn nuôi Thủy sản Tổng hợp Toàn tỉnh 4.556 1.347 249 418 721 689 1.132 Đồng bằng 2.320 640 77 71 430 284 818 Miền biển 811 29 15 22 202 364 179 Miền núi 1.425 678 157 325 89 41 135

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa)

Số lượng và cơ cấu trang trại nuôi trồng thủy sản

Năm 2010, tổng số Trang trại NTTS của tỉnh Thanh Hóa có 689 trang trại, trong đó: số TrTr NTTS vùng biển là 364 trang trại chiểm 52,8%, vùng đồng bằng có 284

Formatted Table

Formatted: Font: 7 pt

Formatted: Font: 5 pt

Formatted: Font: 7 pt

trạng trại chiếm 41,2%, còn vùng miền núi chỉ có 41 trang trại chiếm 6,0% số Trang trại NTTS của tỉnh Thanh Hóa.

6,0%

41,2% 52,8%

Đồng bằng Miền Biển Miền núi

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trang trại NTTS của tỉnhThanh Hóa năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010, tổng số trang trại NTTS nước ngọt của tỉnh Thanh Hóa là 507 trang trại, trong đó trang trại NTTS nước ngọt kết hợp có 358 trang trại, chiếm 70,6% tổng số trang trại NTTS nước ngọt; số trang trại NTTS chuyên có 149 trang trại, chiếm 29,4% tổng số trang trại NTTS nước ngọt.

Hiện nay các trang trại NTTS nước ngọt chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng. Năm 2010, vùng đồng bằng có 284 trang trại NTTS nước ngọt, trong đó: huyện Nông Cống có 96 trang trại chiếm 33,80%, huyện Yên Định có89 trang trại chiếm 31,34% tổng số trang trại NTTS nước ngọt vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 39)