Các loại hình kinh tế trang trại trong nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 31)

Do sự đa dạng trong các hoạt động sản xuất dựa trên tài nguyên đất đai và trình độ thâm canh, do sự đa dạng trong các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và các dạng hình tổ chức một đơn vị sản xuất cho nên các trang trại trong nuôi trồng thuỷ sản cũng rất khác nhau. Ta có thể chia các loại hình trang trại theo các dấu hiệu sau: Theo tính chất chuyên môn hoá: Trang trại chuyên hoá một đối tượng nuôi. thí dụ các trang trại nuôi tôm sú, các trang trại nuôi cá biển, các trang trại nuôi cá lồng ở An Giang hoặc các trang trại nuôi cá lồng trên các hồ chứa. Các trang trại ương tôm cá giống. Đây là những trang trại có hiệu quả cao nhất trong nuôi trồng thuỷ sản hiện nay. Mỗi trang trại có thu nhập từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm.

Formatted: Indent: First line: 0.45", Line spacing: Multiple

1.45 li, Tab stops: 0.63", Left

Formatted: Indent: First line: 0.45", Line spacing: Multiple

1.45 li

Các trang trại kinh doanh tổng hợp: Nuôi thuỷ sản - trồng trọt - trồng rừng - chăn nuôi. Những mô hình trang trại canh tác nông-lâm-ngư nghiệp trổng hợp trong đó thu nhập từ nguồn nuôi trồng thuỷ sản là chủ yếu đang rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Xét theo tính chất sở hữu và qui mô sở hữu ta có thể có:

- Các trang trại hộ gia đình. Đây là loại hình phổ biến nhất. Đặc trưng của loại trang trại này là chủ yếu dựa vào một cá nhân hoặc một gia đình điều hành. Thông thường các trang trại này hoạt động dưới sự giám sát và quản lý của một người. Nguời này vừa là lao động chính vừa là chủ. Qui mô của loại trang trại này đối với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt thường là nhỏ nhưng không phải đúng như vậy với những trang trại nuôi tôm, baba, cá basa trên bè, trại sản xuất giống tôm...

- Các trang trại loại doanh nghiệp kinh doanh. Những trang trại này có mục đích rõ ràng, tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng đặc biệt là giống hay là nguyên liệu thuỷ sản.

Trang trại gia đình: Đây là loại hình trang trại mà người chủ sở hữu đứng ra

quản lý trực tiếp cả đầu vào và đầu ra. Nguồn nhân lực chủ yếu của trang trại là hôn nhân và huyết thống. Cũng có thuê lao động nhưng không nhiều. Trang trại hộ gia đình kết hợp nhuần nhuyễn kinh tế hộ gia đình với kinh tế thị trường và nó luôn chiếm vị thế to lớn trong nền kinh tế hàng hoá ở nông thôn. Nú là sự lựa chọn khởi nghiệp thích hợp cho nông dân để họ vươn lên trong nền kinh tế thị trường để tiến tới một nền kinh tế quy mô lớn và hiện đại, làm hạt nhân cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Làm kinh tế trang trại bắt đầu từ quy mô gia đình dẫn dắt người nông dân tự tin hơn trong quá trình nâng cao trình độ quản lý và và điều hành kinh doanh, nâng cao trình độ khoa học công nghệ và giúp họ có phản ứng ngày càng nhanh nhạy với thị trường

Trang trại liên doanh: do 2-3 trang trại gia đình liên kết với nhau thành trang trại lớn. Trên cơ sở độc lập về kinh tế họ chỉ liên kết với nhau trong một số khâu nhất định như dùng chung một phần cơ sở kỹ thuật, chế biến và liên kết về tiêu thụ sản phẩm

Trang trại hợp doanh: là loại hình liên kết nhiều trang trại, có thể thể tổ chức theo các nguyên tắc của công ty cổ phần, gắn kết trong các cơ sở vật chất lớn và kinh

doanh đa dạng

Trang trại uỷ thác: là loại trang trại mà người chủ sở hữu không trực tiếp kinh

doanh mà thuê người quản lý (cho một số khâu hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất akinh doanh).

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 31)