Tình hình phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh thanh hóa (Trang 39)

2.1.2.1. Quy mô về diện tích của các trang trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tổngdiện tích đất các trang trại sản xuất: Nông, Lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi hiện đang sử dụng là 23.963 ha, trong đó diện tích được giao ổn định lâu dài theo Nghị định 02/NĐ-CP và 64/NĐ-CP là 14.212 ha, chiếm 59,3% tổng số đất sản xuất trang trại; đất chưa được giao ổn định là 9.751 ha chiếm 40,7%; đất mặt nước kinh tế trang trại được giao ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển sản xuất kinh doanh [10].

Nguồn đất của các trạng trại được hình thành từ: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được giao ổn định lâu dài; đất nhận khoán của nông lâm trường; đất thuê của nhà nước hoặc các hộ; đất được nhận từ chuyển nhượng…

Năm 2010, diện tích đất trang trại sử dụng bình quân cho 1 trang trại bình quân là 5,6ha/TrTr, trong đó: Diện tích đất bình quân của trang trại cây hàng năm là 5,1 ha/TrTr, cây lâu năm là 7,1 ha/TrTr; trang trại lâm nghiệp là 9,9ha/TrTr; trang trại nuôi trồng thủy sản 3,5ha/TrTr; trang trại tổng hợp là 5,5ha/TrTr; trang trại chăn nuôi là 2,3ha/TrTr [13].

Bảng 2.3: Diện tích đất trạng trại sử dụng bình quân 1 trạng trại năm 2010 Các chỉ tiêu Tổng số hàng Cây năm Cây lâu năm Lâm

nghiệp Chăn nuôi

Thủy sản Tổng hợp Toàn tỉnh 5,6 5,1 7,1 9,9 2,3 3,5 5,5 Đồng bằng 5,1 4,6 6,5 9,1 1,9 3,5 4,7 Miền biển 5,1 4,4 6,2 8,2 1,8 4,4 5,3 Miền núi 6,6 6,3 8,6 12,5 3,1 2,6 6,5

(Nguồn: Niên giám thống kê, Thanh Hóa năm 2010)

Về hiện trạng sử dụng đất và việc giao đất cho các trang trại NTTS:

Qua kết quả điều tra 120 trang trại NTTS, trong dó có 60 trang trại NTTS nước ngọt chuyên và 60 trang trại NTTS nước ngọt kết hợp cho thấy: Diện tích trung bình trang trại NTTS nước ngọt chuyên sử dụng là 3,5ha/TrTr, thấp nhất là 2,2ha/TrTr và cao nhất là 6,3ha/TrTr. Diện tích trung bình trang trại NTTS nước ngọt kết hợp sử dụng là 3,9ha/TrTr, thấp nhất là 2,5ha/TrTr và cao nhất là 7,5ha/TrTr .

Bảng 2.4: Quy mô diện tích đất của trang trại NTTS

TT Các mô hình trang trại NTTS Mẫu quan sát

Xtb Min Max

1 TrTr Nuôi trồng thủy sản chuyên ha/TrTr 3,2 2,2 6,3 2 TrTr Nuôi trồng thủy sản kết hợp ha/TrTr 3,9 2,5 7,5

Trung bình ha/TrTr 3,6 2,2 6,7

Diện tích mặt đất, mặt nước trung bình của trang trại nuôi trồng thuỷ sản được giao ổn định lâu dài chiếm 26,6%, diện tích chưa được giao lâu dai là 73,4%; trong đó diện tích mặt nước được giao ổn định lâu dài đối với mô hình trang trại NTTS chuyên là 25,0%, trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp là 28,3%. Diện tích chưa

Formatted: Indent: First line: 0.36" Formatted: Expanded by 0.2 pt

được giao ổn định lâu dài đối với trang trại NTTS chuyên là 75,0%, trang trại NTTS kết hợp là 71,1%.

Bảng 2.5: Hiện trạng việc giao đất cho trang trại NTTS

TT Các mô hình trang trại NTTS Đơn vị Tỷ lệ đất được

giao

Tỷ lệ đất chưa được

giao

1 TrTr Nuôi trồng thủy sản chuyên % 25,0 75,0 2 TrTr Nuôi trồng thủy sản kết hợp % 28,3 71,1

Trung bình % 26,6 73,4

Diện tích mặt đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản được giao ổn định lâu dài còn ít nên đã ảnh hưởng tâm lý đầu tư của các chủ trang trại và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Do đó cần phải có sự quan tâm của nhà nước nghiên cứu triển khai việc giao diện tích mặt đất, mặt nước ổn định lâu dàicho người dân, để người dân chủ đông sản xuất và yên tâm đầu tư để khai thác và sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên mặt đất mặt nước.

2.1.2.2. Lao động của các mô hình kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại phát triển tạo thêm việc làm và thu nhập tương đối ổnđịnh cho một bộ phận lao động ở khu vực nông thôn. Tính đến năm 2010, các trạng trại sử dụng 45.328 lao động, lao động chủ yếu là lao động trong gia đình. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nên lao động thuê ngoài chủ yếu là lao động thời vụ. Lao động theo mùa vụ chiếm 86,1% tổng số lao đông thuê; lao động thuê thường xuyên chiếm 13,9% tổng số lao động thuê.

Chỉ số bình quân về sử dụng lao động của các loại hình trang trại như sau: Trang trại cây hàng năm2,5 lao động/TrTr; trang trại cây lâu năm là 2,7 LĐ/TrTr; trang trại cây lâm nghiệp là 4,5 LĐ/TrTr; loại hình trang trại chăn nuôi là 3,8 LĐ/TrTr; loại hình trang trại thủy sản là 3,8 LĐ/TrTr, trang trại tổng hợp là 4,3 LĐ/TrTr.

Về số lượng và chất lượng lao động trong trang trại NTTS

Qua kết quả điều tra khảo sát và phân tích 120 trang trại nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cho thấysố lượng, trình độ và cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của các trang trại

Formatted: Font: 1 pt

Formatted: Font: 5 pt Formatted: Expanded by 0.2 pt

nghiên cứu như sau:

Bảng 2.6: Lao động của trang trại NTTS của trang trại nghiên cứu năm 2010

(tính bình quân cho 1 trang trại)

Các chỉ tiêu ĐVT Loại hình Bình quân Nuôi chuyên Nuôi kết hợp 1. Lao động + L.động thương xuyên LĐ 3,20 4,20 3,70 + Lao động thời vụ Công 300,0 380,00 340,00 2. Trình độ của chủ TrTr 2.1. Trình độ văn hoá + Cấp 1 % 68,33 71,67 70,00 + Cấp 2 % 26,67 20,00 23,33 + Cấp 3 % 5,00 8,33 6,67 2.2. Bằng chuyên môn + Có bằng đào tạo NTTS % 0,00 0,00 0,00

+ Không có bằng đào tạo NTTS % 100,00 100,00 100,00

2.3. Tập huấn về kỹ thuật

+ Được tập huấn về kỹ thuật % 86,7 81,3 84,2

+ Khônng tập huấn về kỹ thuật % 13,3 18,3 15,8

1.3. Kinh nghiệm sản xuất

+ Kinh nghiện < 3 % 28,33 23,33 25,83

+ Kinh nghiệm ≥ 3 năm % 71,67 76,67 74,17 2. Cơ cấu tuổi của chủ TrTr

+ Dưới 25 tuổi % 0,00 0,00 0,00

+ Dưới 25 đến 35 % 21,67 26,67 24,17

+ Từ 36 đến 55 % 48,33 48,33 48,33

+ Trên 55 tuổi % 30,00 25,00 27,50

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa)

Lao động là nhân tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, ngoài lao động gia đình thì các trang trại cần sử dụng thêm lao động thuê bên ngoài. Quy mô của lao động cũng phản ánh quy mô sản xuất của trang trại. Qua

bảng 6 cho thấy:

- Về lao động: Các trang trại chủ yếu là sửdụng lao động gia đình, theo kết quả điều tra lao động của gia đình chiếm 87,6% tổng số lao động trang trại. Số lao động làm thuê chiếm 12,3% số lao động trang trại. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nên lao động thuê ngoài chủ yếu là lao động thời vụ, trung bình thuê 340 công/1năm/TrTr. Như vậy, qua thực trạng lao động và sử dụng lao động của các trang trại cho thấy các trang trại mới sản xuất ở quy mô nhỏ, sản xuất với trình độ thấp. Xét riêng chủ trang trại, đây là đối tượng có vai trò quan trọng, chủ trang trại ảnh hưởng tới mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cả về kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại.

- Trình độ kỹ thuật của chủ trang trại: 100% số lao động không có bằng cấp, tuy nhiên hầu hết số lao động này đã được tập huấn về kỹ thuật NTTS và có kinh nghiệm làm trang trại NTTS. Số lao động trong trang trại NTTS được tập huấn về kỹ thuật trung bình chiếm 84,2% và số chủ trang trại cú kinh nghiệm trên 3 năm chiếm 74,17%.

- Về trình văn hóa: Nhìn chung, các chủtrang trại có trình độ văn hóa thấp: số chủ trang trại có rình độ văn hoá cấp 1 trung bình chiếm 70,00%, trình độ cấp 2 chiếm 23,33%, có trình độ cấp 3 chiếm 6,67%, nên việc nhận thức khoa học kỹ thuật của người dân còn thấp, chưa tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật nuôi, khả năng tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ KHCN vào trong sản xuất còn hạn chế đã ảnh hưởng một phần đến hiệu quả sản xuất

- Cơ cấu tuổi của chủ trang trại: Vềđộ tuổi, phần lớn chủ trang trại nằm trong độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi (48,33%), chủ trang trại nằm trong độ tuổi trên 55 chiếm 27,5%, chủ trang trại nằmtrong độ tuổi từ 25 đến 35 chiếm 24,17%, không có trang trại nào có tuổi chụ hộ dưới 25 tuổi.

Qua kết quả về số lượng và chất lượng lao động của TrTr NTTS trên địa bàn huyện Nông Cống và Yên Định tỉnh Thanh Hóa cho thấy: Số lượng lao động còn hạn chế, chất lượng thấp, chủ yếu là chưa qua đào tạo. Do vậy, tỉnh Thanh Hóacần có chính sách về phát triển trang trại, trong đó có chiến lược dài hạn nhằm nâng cao trình độ cho lao động, cho chủ trang trại, đẻ có khả năng nhận thức và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

2.1.2.3. Về điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát triển trang trại

Dịch vụ hỗ trợ phát triển trang trại

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các trang trại NTTS hiện nay không gặp khó khăn trong quá trình mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá chung của các chủ trang trại cho thấy khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản xuất như bảng sau:

Bảng 2.7: Khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho các trang trại

Đơn vị tính: % trang trại

Các yếu tố Khă năng cung cấp

Dễ dàng Vừa phải Khó khăn

1.Mua giống: 43 50 7 - Thủy sản 45 48 7 - Gia súc 40 48 10 - Gia cầm 42 53 5 - Cây con 44 50 6 2. Thức ăn 60 35 5 3. Thuốc phòng trị bệnh 35 55 5

4. Mua máy móc thiết bị, phục vụ cho SX của TT 38 50 12

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa)

Chất lượng giống cây trồng vật nuôi hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, về chất lượng về giống còn gặp khó khăn: Với giống hiện có cho năng suất không cao, có tới 75/120 trang trại (chiếm 62,5%) cho rằng cần phải thay giống hiện có.

Giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp không ổn định. Theo kết quả phỏng vấn các chủ trang trại cho thấy có 100% cá trang trại cho rằng, giá đầu vào biến động bất lợi cho các hộ nông dân, giá các sản phẩm đầu vao tăng liên tục. Bên cạnh đó các chủ trang trại thiếu những nhà cung cấp tin cậy, và thiếu thông tin về các nhà cung cấp nên không có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu.

Về điều kiện cơ sở hạ tầng

Cơ sở hà tầng tuy đã được đầu tư nhưng do đầu tư không đồng bộ nên chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ

sởở những vùng kinh tế trang trại phát triển tự phát, còn yếu kém, nhất là mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, điện,...đã làm hạn chế rất lớn đến điều kiện sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của các trang trại, gây trở ngại cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa, vật tư, làm tăng chi phí sản xuất, làm tăng gánh nặng cho các trang trại. Do đó sản phẩm làm ra đang đang gặp kho khăn trong vận chuyển, nên phải tiêu thụ sản phẩm ngay tại trang trại với giá rẻ cho thương lái và bán buôn, hiệu quả không cao.

Theo kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy: Có 15/120 trang trại (chiếm 12,5%) có hệ thống giao thông không thuận lợi, đường vào trang trại nhỏ nên ô tô không vào được đến nơi, vi vậy việc vận chuyển nguyên liêu phục vụ cho sản xuất và đem sản phẩm đi tiêu thụ gặp khó khăn. Có 11/120 trang trại (chiếm 9,2%) thấy khó khăn về điện sản xuất, điệm sản xuất thiếu ổn định, thường xuyên bị mất, chưa có hệ thống điện lưới kéo đến vùng trang trại. Có 29/120 trang trại (chiếm 24,2%) thấy khó khăn về hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và chưa có kênh thoát nước.

2.1.2.4. Tình hình sử dụng máy móc và ứng dụng KHKT của trang trại

Trong thời gian qua, các trang trại luôn tự vận động, tìm tòi học hỏi kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ quản trị kinh doanh và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho các trang trại tuy có nhưng vẫn còn rất ít và chưa có bề sau; một số địa phương đã tổ chức cho cán bộ đi thăm những mô hình tiến tiến, tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn, chuyển giao công nghệ cho các trang trại.

Tình hình ứng dụngcác tiến bộ kỹ thuật – công nghệ: Mãy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các trang trại gồm có các loại: máy kéo, máy nghiền thức ăn, máy phát điện, máy bơm,...

2.2. Phân tích tính khả thi về kinh tế và tài chính mô hình trang trạinuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóathủy sản tỉnh Thanh Hóa thủy sản tỉnh Thanh Hóa

2.2.1.Thu thập số liệu

Để tiến hành đánh giá tính khả thi về kinh tế và tài chính của trang trại NTTS tỉnh Thanh Hóa, bên cạnh những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các tổ chức khác nhau, còn tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp trực tiếp từ các hộ gia đình.

+ Thu thập số liệu thứ cấp

Trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp đã sử dụng các phương pháp kế thừa. Thu thập và đánh giá các tài liệu khoa học, báo cáo của các cơ quan, các ngành, các Sở của tỉnh Thanh Hóa; số liệuNiên gián Thông kê hàng năm của tỉnh Thanh Hóa; báo cáo tổng kết hàng năm về kết quả phát triển kinh tế trang trại thủy sản tỉnh Thanh Hóa và báo cáo kết quả thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Thu thập các tài liệu, báo cáo kết quả nghiên cứu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường và số liệu về kinh tế và tài chính như dân số, lao động, việc làm của vùng nghiên cứu và báo cáo kết quả phát triển thủy sản của tỉnh Thanh Hóa.

- Số liệu về trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo kết quả thực hiện của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản nước ngọt tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo về hiện trạng phát triển thủy sản của tỉnh Thanh Hóa: Diện tích, sản lượng, năng suất, đối tượng nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

+ Thu thập số liệu sơ cấp

Tác giảđãđiều tra phỏng vấn tổng120 trang trại NTTS nước ngọt tại Thanh Hóa, trong đó có: 60 trang trạiNTTS nước ngọt chuyên và 60 trang trại NTTS nước ngọt kết hợp. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình theo bộ câu hỏi điều tra đã được chuẩn bị trướcvà chuẩn hoá các thông tin cần thu thập liên quan đến nội dung, mục đích của luận vănnhư:

+ Thông tin về lao động trang trại nuôi trồng thủy sản: Tuổi, trình độ học vấn, kinh

nghiệm sản xuất của lao động tham gia phát triển kinh tế trạng trại nuôi trồng thủy sản

+ Thông tin về hoạt động sản xuất của các trang trại nuôi trồng thủy sản nước ngọt: Thông tin về đối tượng sản xuất của các trang trại, mùa vụ và thời gian sản xuất, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và các chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất và hình thức tổ chức quản lý trang trại.

+ Thông tin về hiệuquả kinh tế và tài chính của các hộ gia đình tham gia phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh thanh hóa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)