Về điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát triển trang trại

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 45)

Dịch vụ hỗ trợ phát triển trang trại

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các trang trại NTTS hiện nay không gặp khó khăn trong quá trình mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá chung của các chủ trang trại cho thấy khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản xuất như bảng sau:

Bảng 2.7: Khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho các trang trại

Đơn vị tính: % trang trại

Các yếu tố Khă năng cung cấp

Dễ dàng Vừa phải Khó khăn

1.Mua giống: 43 50 7 - Thủy sản 45 48 7 - Gia súc 40 48 10 - Gia cầm 42 53 5 - Cây con 44 50 6 2. Thức ăn 60 35 5 3. Thuốc phòng trị bệnh 35 55 5

4. Mua máy móc thiết bị, phục vụ cho SX của TT 38 50 12

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa)

Chất lượng giống cây trồng vật nuôi hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, về chất lượng về giống còn gặp khó khăn: Với giống hiện có cho năng suất không cao, có tới 75/120 trang trại (chiếm 62,5%) cho rằng cần phải thay giống hiện có.

Giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp không ổn định. Theo kết quả phỏng vấn các chủ trang trại cho thấy có 100% cá trang trại cho rằng, giá đầu vào biến động bất lợi cho các hộ nông dân, giá các sản phẩm đầu vao tăng liên tục. Bên cạnh đó các chủ trang trại thiếu những nhà cung cấp tin cậy, và thiếu thông tin về các nhà cung cấp nên không có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu.

Về điều kiện cơ sở hạ tầng

Cơ sở hà tầng tuy đã được đầu tư nhưng do đầu tư không đồng bộ nên chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ

sởở những vùng kinh tế trang trại phát triển tự phát, còn yếu kém, nhất là mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, điện,...đã làm hạn chế rất lớn đến điều kiện sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của các trang trại, gây trở ngại cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa, vật tư, làm tăng chi phí sản xuất, làm tăng gánh nặng cho các trang trại. Do đó sản phẩm làm ra đang đang gặp kho khăn trong vận chuyển, nên phải tiêu thụ sản phẩm ngay tại trang trại với giá rẻ cho thương lái và bán buôn, hiệu quả không cao.

Theo kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy: Có 15/120 trang trại (chiếm 12,5%) có hệ thống giao thông không thuận lợi, đường vào trang trại nhỏ nên ô tô không vào được đến nơi, vi vậy việc vận chuyển nguyên liêu phục vụ cho sản xuất và đem sản phẩm đi tiêu thụ gặp khó khăn. Có 11/120 trang trại (chiếm 9,2%) thấy khó khăn về điện sản xuất, điệm sản xuất thiếu ổn định, thường xuyên bị mất, chưa có hệ thống điện lưới kéo đến vùng trang trại. Có 29/120 trang trại (chiếm 24,2%) thấy khó khăn về hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và chưa có kênh thoát nước.

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)