Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu LVTS-Phan tich bao cao tai chinh FPT (Trang 96 - 99)

4.1.1. Nhìn nhận tổng thể

“Về mặt tổng thể nhìn chung các chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần FPT cơ bản đều tốt, phát triển theo chiều hướng tích cực. Trong bối cảnh đại dịch Covid -19 và nhiều biến động địa chính trị toàn cầu kinh tế thế giới bị khủng hoảng trầm trọng có thể nói đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II và là thảm họa kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái vào năm 1930.”Công ty cổ phần FPT nổi lên như một điểm sáng cho các doanh nghiệp khác noi theo trong công cuộc phát triển thích ứng với “trạng thái bình thường mới”.“Là công ty công nghệ hàng đầu trong khu vực, trước xu hướng chuyển đổi số trên toàn cầu FPT đã nắm bắt được các cơ hội phát triển từ thị trường trong nước đặc biệt là thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Á Thái Bình Dương. Thể hiện sức mạnh tài chính dồi dào cũng như tiềm năng sinh lợi lớn phù hợp để đầu tư.”

4.1.2. Điểm mạnh

Phân tích báo cáo tài chính của của công ty qua các năm từ 2018 đến 2020 cho thấy tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh có những điểm mạnh sau:”

Thứ nhất, nguồn vốn của Công ty tăng đều qua các năm chứng tỏ Công ty đã chú trọng hơn việc huy động vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Cụ thể: Tổng nguồn vốn cuối năm 2020 tăng 11.977.256 triệu đồng so với cuối năm 2018, và 8.340.159 triệu đồng so với cuối năm 2019; tương đương với tốc độ tăng lần lượt là 40,25% và 24,97%. Tổng nguồn vốn của Công ty CP FPT đã tăng lên chủ yếu do nợ phải trả tăng, cụ thể là nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn của Tập đoàn đang dần thay đổi từ sử dụng VCSH sang nợ phải trả. Tuy nhiên do tốc độ thay thế nợ phải trả cho vốn chủ sở hữu vẫn còn chưa nhanh nên mặc dù tốc độ tăng VCSH thấp hơn nhưng

vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng 44,58% trong cơ cấu tổng nguồn vốn, chứng tỏ nguồn lực tài chính của FPT còn rất lớn.”

Thứ hai, trong“cơ cấu tài sản của FPT, tiền và các khoản tương đương tiền năm 2020 tăng 1.232.803 triệu đồng so với năm trước. Trong đó các khoản đầu tư tài chính hạn, tiền gửi có kỳ hạn tăng từ mức 6.708.978 triệu đồng lên 12.435.918 triệu đồng, tương đương với mức tăng trưởng 85,36%. Tài sản cố định năm 2020 thì tăng nhẹ 825.655 triệu đồng do FPT triển khai giảm tốc đầu tư tài sản trong thời gian dịch bệnh phức tạp trong khi tài sản cố định của FPT lại tập trung yếu vào cơ sở hạ tầng mà nguyên vật liệu xây dựng trong năm quá biến động rất lớn như sắt thép thể hiện chiến lược sáng suốt của Ban lãnh đạo điều hành công ty.”

Thứ ba,“FPT“luôn duy trì khả năng thanh toán ở mức khá tốt, cho dù trong năm 2020 các hệ số thanh toán đều giảm nhẹ so với năm trước nhưng không đáng kể. Hệ số thanh toán nhanh và thanh toán ngắn hạn của năm 2020 lần lượt là 1,09 lần và 1,15 lần. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng 6.262.454 triệu đồng chủ yếu do các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, phải trả người lao động, các khoản cổ tức, lợi nhuận phải trả tăng) nhưng các hệ số này vẫn lớn hơn 1 và lượng tiền và các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn cao cho nên luôn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ, an ninh tài chính được đảm bảo doanh nghiệp không gặp khó khăn trong thanh toán bất chấp tình hình kinh tế chung bị ảnh hưởng bởi đại dịch.”

Thứ tư, công ty FPT đang kiểm soát tình hình công nợ hiệu quả hơn cụ thể:“số vòng quay phải thu khách hàng có xu hướng giảm do FPT thặt chặt các chính sách hàng tồn kho, công nợ, giảm thiểu tối đa rủi ro về dòng tiền trong mùa dịch. Vì vậy dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh của FPT tăng từ 3.898.750 triệu đồng lên 6.339.679 triệu đồng tương đương mức tăng trưởng 62,6%. Trong khi số vòng quay phải trả người bán cũng giảm do FPT san sẻ khó khăn với các đối tác làm ăn lâu dài trong thời gian dịch bệnh trong khi nguồn lực tài chính của công ty đang lớn nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp.”

Thứ năm, những năm trở lại đây nhờ vào việc kiểm soát chi phí tốt, FPT đã gia tăng hầu hết các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Trong đó, lợi nhuận sau thuế và trước thuế đều tăng lên nhờ vào việc kiểm soát chi phí hiệu quả cũng như tập trung hơn vào các mảng kinh doanh đem lại biên lợi nhuận cao. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2020 tăng nhẹ 0,25% tương ứng với tốc độ tăng 0,85% so với năm 2019 trong khi tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư và tỷ suất sinh lời của tài sản giảm nhẹ do việc gia tăng nợ vay.

Thứ sáu, với nỗ lực không ngừng trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi của cổ đông, cổ phiếu FPT đã đem về tỷ lệ sinh lời cao, đạt 20,4% trong năm 2020, bao gồm tăng trưởng về giá cổ phiếu cũng như mức cổ tức tiền mặt cao. Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng ở mức thấp (trung bình khoảng 5%) cho thấy cổ phiếu FPT là một khoản đầu tư hấp dẫn. FPT với vị thế của một trong những công ty có quy mô lớn nhất Việt Nam, với giá trị vốn hóa đạt 2 tỷ USD, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế.”

4.1.3. Điểm yếu

Thứ nhất, tuy cơ cấu nguồn vốn có xu hướng chuyển dịch sang nợ phải trả nhưng không nhiều, công ty nên cân nhắc sử dụng nguồn nợ phải trả nhiều hơn vì những lợi ích nó mang lại như làm lá chắn thuế, hay gia tăng áp lực lên hệ thống điều hành của doanh nghiệp khi đầu tư, ...

Thứ hai,“việc quản lý dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của FPT còn chưa được hiệu quả. Mặc dù qua các năm phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng đều, cấu trúc tài chính cũng rất hợp lý, các hệ số khả năng thanh toán cũng rất khả quan và nằm trong khu vực an toàn. Nhưng khi phân tích về mối quan hệ dòng tiền với tình hình tài chính cụ thể là với khả năng thanh toán ta thấy được hệ số thanh khoản của dòng tiền và hệ số thanh toán nợ của dòng tiền đang ở mức rất thấp cho dù năm 2020 có cải thiện nhưng chỉ ở mức xấp xỉ 0,3 lần có nghĩa là dòng tiền thuần từ HĐKD của FPT chưa đủ trang trải một phần ba số nợ phải trả trong kỳ.”

Thứ ba, do FPT có“thị trường trọng tâm như Nhật Bản, Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương vì vậy biến động tỷ giá là rủi ro tiềm ẩn đối với mảng cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài của FPT. Ngoài ra mặt hàng dịch vụ công nghệ, có vòng đời sản phẩm ngắn cần hạn chế hàng tồn kho, cũng như luôn luôn phải cải thiện chất lượng sản phẩm. Một rủi ro nữa là tình trạng nợ xấu của FPT, theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của FPT thì cuối năm 2019 tổng giá trị các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi của FPT là 481.110 triệu đồng đến năm 2020 con số này đã đạt 842.024 triệu đồng.

Thứ tư, mặc dù FPT luôn xây dựng môi trường làm việc tốt nhất nhằm thu hút nhân tài nhưng trên thị trường lao động khi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cũng đưa ra những chính sách đãi ngộ rất hấp dẫn. Vì nhân sự lại chính là giá trị cốt lõi của những công ty công nghệ như FPT.

Thứ năm, FPT luôn chú trọng trong việc đầu tư tài sản, nhưng cần quan tâm nhiều đến hiệu quả sử dụng tài sản và xử lý những tài sản không còn giá trị sử dụng cũng như giá trị sử dụng ít để thanh lý và thay đổi đổi bằng những tài sản tiên tiến hơn tiết kiệm được chi phí cũng như cải thiện năng suất lao động.”

Một phần của tài liệu LVTS-Phan tich bao cao tai chinh FPT (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w