Phân tích hiệu quả hoạt động của Tập đoàn FPT

Một phần của tài liệu LVTS-Phan tich bao cao tai chinh FPT (Trang 86 - 93)

Để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững là một bài toán được rất nhiều nhà kinh tế quan tâm, một trong những biện pháp hữu hiệu đó là nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì thế, phân tích hiệu quả kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của phân tích báo cáo tài chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Mặt khác, việc đánh giá so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp cùng ngành giúp tăng thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay.”

Sau đây tác giả phân tích hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn FPT qua các năm từ 2018-2020.

Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh qua các năm mục đích nhằm nhận biết được mức độ của hiệu quả kinh doanh, xu hướng kinh doanh và những nhân tố ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng sinh lợi nhưng vẫn đẩm bảo tuân thủ luật pháp, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư cho cán bộ nhân viên, hay bảo về tài nguyên môi trường, …

Bảng 3.11: “Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh của FPT qua các năm 2018- 2020”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần FPT)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta dễ dàng nhận thấy các chỉ số hiệu quả kinh doanh của FPT đều có biến động nhẹ không đáng kể.

Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) cuối năm 2020 là 11,78% giảm 0,04% so với cuối năm 2018, giảm 0,61% so với cuối năm 2019 tương ứng với tốc độ giảm lần lượt là 0,3% và 4,94%. Trong khi, tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) cuối năm 2020 đạt trị số là 24,99% tăng 1,9% so với cuối năm 2018 (tương đương với tốc độ tăng 8,23%), so với cuối năm 2019 tăng 0,21% (tương đương với tốc độ tăng 0,85%). Do việc FPT gia tăng nợ vay. Còn tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) năm 2020 là 10,6% giảm 0,27% so với năm 2018, giảm 1,11% so với năm 2019 tương ứng với tốc độ giảm là 2,47% và 9,51% do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn tốc độ gia tăng của tài sản bình quân cho dù FPT đã có chính sách giảm tốc đầu tư tài sản trong thời gian đại dịch.”

Trong giai đoạn phân tích nhờ vào việc kiểm soát chi phí tốt, tỷ suất lợi nhuận tăng qua các năm vì FPT tập trung hơn vào các mảng kinh doanh đem lại biên lợi nhuận cao. Do đó Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS) năm 2020 đạt mức 14,83% tăng 0,9% so với năm 2018, so với năm 2019 tăng 0,72% tương ứng lần lượt tốc độ tăng là 6,45% và 5,08%. Ngoài ra FPT còn có doanh thu tài chính, nhưng có tỷ trọng không cao nên các nhà phân tích thường không quan tâm đến.

Nhìn chung do ảnh hưởng của đại dịch Covid xuất hiện cuối năm 2019 có gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung và FPT nói riêng nên hiệu quả kinh doanh của FPT trong khoảng thời gian phân tích từ 2018 đến 2020 có tăng trưởng cho dù năm 2020 có chững lại nhưng đây cũng là điều đáng mừng cho FPT. Cho thấy sự nỗ lực của cả Công ty trong quá trình vượt bão Covid – 19, đảm bảo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cùng kỳ.

3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Để phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cũng như đánh giá tình hình sử dụng tài sản đạt hiệu quả chưa từ đó đưa ra những phương hướng giải pháp cụ thể để nâng cao cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản cần phải phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dựa trên các chỉ tiêu phân tích sau:

Bảng 3.12: “Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của FPT qua các năm 2018 -2020”

Qua bảng phân tích trên ta thấy: Số vòng quay của tài sản năm 2020 giảm so với năm 2018 là 0,05 vòng tương ứng với tốc độ giảm 6,34% còn so với năm 2019 giảm 0,08 vòng tương ứng với tốc độ giảm 9,53%. Do việc FPT triển khai chính sách giảm tốc độ đầu tư TSCĐ trong thời gian dịch bệnh nên vòng quay của tài sản năm 2019 tăng so với năm 2018 nhưng lại giảm vào năm 2020. Theo đó, Suất hao phí tài sản so với doanh thu thuần của FPT năm 2020 tăng so với hai năm trước, đạt mức 1,26 có nghĩa là cứ 1,26 đồng tài sản mới tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần. Nói cách khác, khả năng tạo doanh thu thuần của tài sản FPT đang giảm do các dự án đầu tư phát triển trong dài hạn của FPT tăng lên đặc biệt là mảng công nghệ FPT đẩy mạnh xây dựng năng lực cung cấp dịch vụ có giá trị gia tăng cao và phát triển công nghệ lõi.”

3.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Để quá trình sản xuất của doanh nghiệp được liên tục thì việc cần một nguồn vốn nhất định để đầu tư vào các giai đoạn trong quá trình sản xuất. Nguồn vốn đó có thể là nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu. Như kết quả phân tích ở trên thì Tập đoàn FPT sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu kết hợp với nguồn nợ phả trả hợp lý để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó, phân tích hiệu quả sử dụng vốn của FPT chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Việc quản lý hiệu quả nguồn vốn sẽ là tiền đề cho việc quản lý tốt công tác đầu tư tài sản của đơn vị góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm từ đó ra tăng lợi nhuận.”

Bảng 3.13: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của FPT qua các năm 2018 – 2020”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần FPT)

Dựa vào bảng trên ta nhận thấy rằng tỷ suất sinh lời của VCSH đều tăng qua các năm phân tích, cụ thể cứ 100 đồng VCSH vào năm 2020 thì tạo ra được 24,99 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 1,9 đồng so với năm 2018 và tăng 0,21 đồng so với năm 2019 tương ứng lần lượt với tốc độ tăng là 8,23% và 0,85%.

Hệ số quay vòng VCSH năm 2020 quay được 1,69 vòng tăng 0,03 vòng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ tăng 1,68%, giảm 0,07 vòng so với năm 2019 tương ứng tốc độ giảm 4,02%. Nói chung vòng quay VCSH biến động rất nhỏ, năm 2020 hệ số này giảm cho dù doanh thu thuần của năm 2020 có tăng lên nhưng trong năm công ty có phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn lưu động cụ thể công ty CP FPT đã phát hành thêm 102.237.008 cổ phiếu trong năm 2020.

3.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Mỗi một doanh nghiệp đều có các khoản chi phí trong kỳ bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là những khoản chi phí phải bỏ ra để có thể thu được lợi nhuận trong kỳ. Để phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí thường sử dụng thông tin trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Sau đây là bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của FPT:”

Bảng 3.14: “Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của FPT qua các năm 2018 – 2020”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần FPT)

Nhìn chung FPT quản lý tốt chi phí nên sức sinh lợi của tổng chi phí năm 2020 tăng 1,35 lần tương ứng tốc độ tăng 8,55% so với năm 2018, tăng 0,97 lần tương ứng tốc độ tăng 6,02% so với năm 2019. Khi xem xét chi tiết các khoản chi phí thì chỉ có sức sinh lợi chi phí bán hàng năm 2020 là giảm so với năm 2019. Do trong năm 2020, công ty đẩy mạnh việc quảng cáo sản phẩm công nghệ ở thị trường nước ngoài tiềm năng như Nhật Bản, Mỹ.

Sức sinh lời của giá vốn hàng bán tăng 0,55 lần so với năm 2018, tăng 0,03 lần so với năm 2019 lần lượt tương ứng với tốc độ tăng là 8,93% và 4,09%. Cho thấy công ty CP FPT đã làm tốt chính sách tập trung vào những mảng có giá trị lợi nhuận cao tức là chi phí đầu vào thấp (tiết kiệm nhập hàng, lưu trữ hàng) mà chi phí này lại làm chủ yếu ở giá vốn hàng bán.

“Trong cơ cấu chi phí của FPT thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất cho nên sức sinh lợi của giá vốn hàng bán là thấp nhất. Ngược lại do tỷ trọng chi phí tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nên mức sinh lợi là cao nhất. Sức sinh lợi chi phí tài chính năm 2020 giảm 2,45 lần tương ứng với tốc độ giảm 23,32% so với năm 2018 và tăng 1,47 lần tương ứng với tốc độ tăng 22,21%. Do chi phí lãi vay năm 2019 tăng nhiều so với năm 2018, còn năm 2020 chi phí lãi vay tăng không đáng kể. Nhìn chung FPT qua các năm phân tích có chính sách kiểm soát chi phí khá hiệu quả:

- Năng suất lao động được tối ưu hóa nhờ ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều phối nhân sự và nâng cao trải nghiệm của nhân viên, FPT đã đưa vào hệ thống điều phối chéo nhân sự akaLift cho phép nhân viên có thể đăng ký tham gia các dự án phù hợp và các cán bộ quản lý có thể điều phối chéo nhân sự giữa các dự án giúp tiết kiệm và khai thác hiệu quả nguồn lực, cải thiện chi phí quản lý doanh nghiệp

- Nhờ vào năng lực quản trị và hệ thống hạ tầng hiện đại FPT đã nhanh chóng chuyển dịch hình thức bán hàng trực tiếp sang trực tuyến qua hàng loạt các hội

thảo, tọa đàm, trao đổi với khách hàng trên toàn cầu dẫn đến cải thiện chi phí bán hàng.”

- Tập trung vào các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ lõi như AI, Blockchain, Cloud, IoT, … là những mảng có biên lợi nhuận cao làm cải thiện chi phí giá vốn hàng bán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của FPT dành cho nhà đầu tư

Với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ 4.0 nhiều công ty công nghệ nổi lên phát triển nhanh chóng nhưng cũng không thể giữ vững được sự phát triển mà dần dần đi xuống. Các nhà đầu tư vô cùng quan tâm đến các doanh nghiệp công nghệ vì lợi nhuận kì vòng rất cao nhưng song song theo đó là rủi ro cũng lớn có thể dẫn đến không thu hồi được khoản đầu tư. Do vậy nhà đầu tư cần phải nghiên cứu thông tin hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để có thể ra các quyết định đầu tư.

Sau đây là bảng phân tích hiệu quả kinh doanh của FPT trên hai chỉ tiêu chính sau:

Bảng 3.15: “Phân tích hiệu quả kinh doanh của FPT cho nhà đầu tư qua các năm 2018 – 2020”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần FPT)

“Nhìn chung qua các năm từ 2018 đến 2020, FPT đều có hiệu quả kinh doanh tốt lên cho dù năm 2020 có tốc độ phát triển chững lại do tình hình kinh tế nhiều biến động cũng như chính phủ đã có nhiều chính sách thay đổi cách quản lý các mảng kinh doanh dịch vụ công nghệ hiện đại khiến công ty luôn phải cập nhập và thay đổi phương thức kinh doanh và quản lý để tuân thủ đúng với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó công ty

cũng dần chuyển hướng tới các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc bất chấp dịch bệnh và đã thu được những kết quả mong đợi.”Cụ thể:

- Năm 2020 EPS cơ bản là 4.120 đồng/cổ phiếu tăng 1.041 đồng/cổ phiếu so với năm 2018 và tăng 453 đồng/cổ phiếu so với năm 2019 tương ứng lần lượt với tốc độ tăng là 33,81% và 12,35%.

- Năm 2020 P/E cơ bản tăng 3,11 lần tương ứng với tốc độ tăng 33,33% so với năm 2018 và tăng 0.28 lần tương ứng với tốc độ tăng 2,3% so với năm 2019.

Một phần của tài liệu LVTS-Phan tich bao cao tai chinh FPT (Trang 86 - 93)