Phân tích công nợ và khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần FPT

Một phần của tài liệu LVTS-Phan tich bao cao tai chinh FPT (Trang 74 - 86)

3.4.1. Phân tích công nợ

Phân tích công nợ phải trả

Các khoản phải trả của doanh nghiệp gồm: Phải trả người bán, phải trả người lao động, Các khoản phải nộp nhà nước (thuế), … Theo dõi cơ cấu và tình hình biến

động về quy mô và tốc độ của các khoản phải trả giúp các nhà quản trị phân loại đối tượng trả nợ và đưa ra quyết định phù hợp để đảm bảo uy tín cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. còn đối với ngân hàng và các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để đánh giá được mức độ độc lập tài chính của công ty cũng như mức độ rủi ro tài chính từ đó đưa ra quyết định cho vay và đầu tư.”

Bảng 3.5: “Bảng phân tích công nợ phải trả của FPT qua các năm 2018 – 2020”

Tổng công nợ phải trả của Tập đoàn FPT cuối năm 2020 là 23.128.656 triệu đồng tăng 8.146.559 triệu đồng so với cuối năm 2018 (tương ứng với tốc độ tăng 54,38%) và tăng 6.533.781 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 39,37%) so với cuối năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động này là do khoản mục “Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn”. Cuối năm 2020, khoản mục này có giá trị là 12.062.410 triệu đồng tăng 5.463.541 triệu đồng so với cuối năm 2018, và tăng 4.548.775 triệu đồng so với cuối năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng lần lượt là 82,8% và 60,54%. Nguyên nhân là do tiền gửi có kỳ hạn tăng từ mức 6.701.205 triệu đồng vào cuối năm năm 2019 lên mức 12.423.394 triệu đồng vào cuối năm 2020 tương đương với mức tăng 85,4% (như đã được trình bày trong ở phần phân tích cơ cấu tài sản).

Ngoài ra đáng chú ý là khoản mục phải trả người bán ngắn hạn của công ty cũng có xu hướng tăng nhưng do năm 2020 sự gia tăng đột biến khoản mục “Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn” nên dù tăng nhưng trong cơ cấu nợ phải trả thì tỷ trọng khoản mục này lại giảm nhưng vẫn đứng thứ hai về tỷ trọng trong tổng nợ phải trả. Cụ thể cuối năm 2020 phải trả người bán ngắn hạn tăng 314.391 triệu đồng so với cuối năm 2018 (tương đương với tốc độ tăng là 12,52%) và tăng 182.708 triệu đồng so với cuối năm 2019 (tương đương với tốc độ tăng là 6,92%). Do công ty đã thay đổi chính sách xử lý công nợ nên FPT ngày càng có uy tín trong các đối tác nên việc các điều khoản thanh toán trong các hợp đồng kinh tế được kéo dài hạn thanh toán thêm. Như đã phân tích ở phần trước các hệ số về khả năng thanh toán của FPT đang rất tốt nên các khoản nợ phải trả tuy có tăng lên nhưng công ty hoàn toàn có khả năng chi trả khi các khoản nợ này đến hạn.”

Tuy chỉ chiếm tỷ trọng thứ hai nhưng khoản mục phải trả người bán của FPT nhưng rất được lãnh đạo FPT quan tâm vì khoản mục này cho ta thấy không chỉ khả năng thanh toán mà uy tín của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh. Để phân tích chi tiết thêm cần phải nghiên cứu hai chỉ tiêu sau: Số vòng quay phải trả người bán và thời gian một vòng quay phải trả người bán.

Bảng 3.6: “Phân tích khoản mục phải trả người bán FPT qua các năm 2018 – 2020”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần FPT)

Nhìn tổng quan bảng phân tích trên ta thấy được vòng quay phải trả người bán của FPT khá ổn định chỉ có biến động nhẹ trong kỳ phân tích. Cuối năm 2020, số vòng quay khoản phải trả người bán là 6,59 vòng, tăng 0,54 vòng so với cuối năm 2018 tương ứng với tốc độ tăng là 8,93% và giảm 0,01 vòng so với cuối năm 2019 tương ứng với tốc độ giảm là 0,14%. Điều này dẫn tới thời gian vòng quay phải trả người bán của FPT trong 3 năm từ 2018 đến 2020 dao dộng trong khoảng từ 55 ngày đến 60 ngày, điều này phù hợp với chính sách thanh toán của FPT với các đối tác điều này thể hiện khá rõ trong điều khoản thanh toán của hợp đồng với các nhà cung cấp của FPT, chủ yếu là các nhà cung cấp của FPT đều có quan hệ hợp tác lâu dài, mức độ tin tưởng vào uy tín của công ty lớn và chất lượng sản phẩm cung cấp cao. Trong năm 2020 xảy ra bùng phát đại dịch Covid 19, công ty đã có chủ trương giảm tốc đầu tư tài sản, do đó tiền và các khoản tương đương tiền cũng như khoản tiền gửi có kỳ hạn đều tăng vì thế nguồn lực tài chính của công ty đang dồi dào nên việc xử lý công nợ cho nhà cung cấp nhanh hơn so với các năm trước. Ngoài ra do việc cải thiện quy trình thủ tục thanh toán FPT, với chủ trương liên kết các bộ phận

từ khâu mua hàng đến thanh toán sao cho vừa đảm bảo sự chặt chẽ nhưng cũng phải linh hoạt, tránh rườm rà trong các thủ tục không cần thiết.

Phân tích công nợ phải thu

Các khoản công nợ phải thu của Tập đoàn FPT chủ yếu gồm các khoản phải thu ngắn hạn (phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu về cho vay, phải thu ngắn hạn khác và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) chiếm trên 95% trong cơ cấu các khoản phải thu. So sánh, phân tích công nợ phải thu trên báo cáo sẽ thấy thay đổi về quy mô và tốc độ của khoản phải thu đó. Từ đó, Ban điều hành của Tập đoàn có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình công nợ.

Tổng công nợ phải thu năm 2020 giảm 28.450 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 0,42% so với năm 2018, so với năm 2019 giảm 290.451 triệu đồng tương ứng với tăng 4,27%. Cho thấy tình hình khả năng thu hồi công nợ phải thu của FPT ngày càng tốt lên, hạn chế việc bị chiếm dụng vốn do chính sách thanh toán ngày càng chặt chẽ.

Trong cơ cấu công nợ phải thu thì các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (các năm đều chiếm tỷ trọng trên 85% tổng cơ cấu công nợ phải thu). Khoản mục này là nguyên nhân chính gây ra biến động trong cơ cấu công nợ phải thu. Cụ thể năm 2020 các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 2.846 triệu đồng (tốc độ tăng 0,05%) so với năm 2018, giảm 248.546 triệu đồng (tốc độ giảm 4,28%) so với năm 2019.

Bên cạnh đó, các khoản trả trước cho người bán ngắn hạn năm 2020 tăng 240.909 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 87,67% so với năm 2018, còn so với năm 2019 lại tăng 184.557 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 67,17%. Điều này không phải do chính sách thu hồi nợ của công ty chưa hiệu quả mà do biến động tình hình kinh doanh cụ thể là do đại dịch Covid-19 tác động chuỗi cung ứng làm trì trệ quá trình cung ứng vật tư đặc biệt là các vật tư nhập khẩu tại các nước có tình hình dịch bệnh phức tạp như Mỹ, Trung Quốc và các nước châu Âu. Vì vậy để

đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh FPT đã thực hiện chính sách đặt hàng trước cho nhà cung cấp. Nhìn chung, FPT rất chú trọng đến các chính sách công nợ phải thu khách hàng nên công nợ phải thu của tập đoàn khá ổn định phòng tránh được các rủi ro nợ khó đòi và mất kiểm soát công nợ phải thu.

Bảng 3.7: “Phân tích công nợ phải thu của FPT qua các năm 2018 – 2020”

Sau đây là bảng phân tích cụ thể khoản mục nợ phải thu khách hàng của FPT:

Bảng 3.8: “Phân tích công nợ phải thu khách hàngcủa FPT qua các năm 2018 – 2020”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần FPT)

Năm 2020 nhờ vào việc thắt chặt chính sách công nợ nên số vòng quay phải thu khách hàng năm 2020 đã tăng 0,93 vòng tương ứng với tốc độ tăng 21,55% so với năm 2018 và tăng 0,37 vòng tương ứng với tốc độ tăng 7,6% so với năm 2019 cho dù khoản mục phải thu khách hàng bình quân có tăng lên theo hàng năm. Theo đó thời gian vòng quay phải thu khách hàng ngày càng giảm đây là tín hiệu tốt của doanh nghiệp, tăng dòng tiền thu về để tái đầu tư sản xuất kinh doanh tránh bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

3.4.2. Phân tích khả năng thanh toán của Tập đoàn FPT

Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp thể hiện doanh nghiệp đó có đáp ứng được các khoản nợ đến hạn thanh toán hay không. Khi mà công ty gặp khó khăn trong thanh toán sẽ kéo theo hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng. Vì vậy phân tích khả năng thanh toán về mức biến động, nhịp điệu xu hướng biến động góp phần thể hiện năng lực tài chính của công ty giúp các nhà quản lý điều hành đưa ra các quyết định kịp thời để khắc phục những hạn chế.”

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát được xem là chỉ tiêu tổng quát nhất đánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán tất cả các khoản nợ hay không.”

Bảng 3.9: “Phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng quát FPT qua các năm 2018 – 2020”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần FPT)

Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Tập đoàn FPT năm 2020 giảm so với hai năm trước. Hệ số này cuối năm 2020 là 1,8 lần giảm 0,18 lần so với cuối năm 2018 (tương ứng với tốc độ giảm 9,15%); so với cuối năm 2019 giảm 0,21 lần (tương ứng với tốc độ giảm 10,33%). Hệ số này tuy giảm nhưng không đáng kể và vẫn ở mức an toàn do công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hợp lý để trang trải hoạt động kinh doanh không quá phụ thuộc vào nợ phải trả. Tuy nhiên công ty vẫn nên cân nhắc tăng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn để tận dụng vốn của nguồn khác để sinh lợi.”

3.4.2.2. Các hệ số khả năng thanh toán khác

Ngòai hệ số khả năng thanh toán tổng quát còn có những hệ số thanh toán khác giúp cho các nhà sử dụng thông tin có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp như hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán

tức thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán dài hạn. Các hệ số này được tác giả tính toán trong bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.10: “Phân tích khả năng thanh toán FPT qua các năm 2018 – 2020”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần FPT)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm 2020 có trị số là 1,27 giảm 0,13 lần so với cuối năm 2018 (tương ứng với tốc độ giảm 10,09%), giảm 0,03 lần so với cuối năm 2019 (tương ứng với tốc độ giảm 2,84%). Nhìn chung qua các năm tài sản ngắn hạn của FPT luôn trang trải được cho các khoản nợ ngắn hạn cho dù khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có giảm dần nhưng vẫn ở trong mức an toàn, tuy nhiên hệ số này vẫn mức nhỏ hơn 2 nên trong mắt các chủ nợ mới còn chưa yên tâm về khả năng thanh toán của FPT.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp đến cuối năm 2020 có trị số là 0,21 đã giảm 0,06 lần so với cuối năm 2018, giảm 0,005 lần so với cuối năm 2019 với tốc độ giảm tương đương lần lượt là 22,87% và 2,3%. Mặc dù như theo phân tích ở các phần trước cuối năm 2020 tại thời điểm lập báo cáo có lượng tiền và tương đương tiền tồn tăng nhưng do Nợ ngắn hạn qua các năm có tốc độ tăng lớn hơn nên hệ số khả năng thanh toán tức thời của FPT giảm dần nhưng không đáng kể qua các năm. Tuy nhiên lãnh đạo FPT cũng cần xem xét cân đối sao cho đảm bảo tính thanh khoản vừa không để ứ

đọng tiền vì tính mất giá của tiền. Tương tự như hai hệ số khả năng toán trên hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng có xu hướng giảm dần theo các năm.

Nợ dài hạn là khoản phải trả mà đơn vị có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn trên một năm. Nợ dài hạn của một doanh nghiệp là một bộ phận nguồn vốn cố định có thể dùng để đầu tư vào tài sản dài hạn, bất động sản đầu tư, chứng khoán dài hạn … Vì trong cơ cấu nợ phải trả của FPT thì nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, dưới 2% trong cơ cấu nguồn vốn nên hệ số thanh toán nợ dài hạn của FPT rất cao. Cụ thể cuối năm 2020 hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của FPT là 21,1 lần giảm 0,28 lần (tốc độ giảm 1,29%) so với cuối năm 2018, giảm 8,16 lần (tốc độ giảm là 27,88%) so với cuối năm 2019. Có thể thấy FPT hoàn toàn có khả năng trang trải nợ dài hạn và FPT hạn chế sử dụng nợ dài hạn để đầu tư kinh doanh mà chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn để đầu tư kinh doanh.”

Nhìn chung các hệ số thanh toán của FPT đều có xu hướng giảm qua các năm từ 2018 – 2020 nhưng vẫn ở trong tình trạng khả quan cho thấy nỗ lực kiểm soát công nợ cũng như dòng tiền của ban lãnh đạo điều hành tập đoàn FPT.

Một phần của tài liệu LVTS-Phan tich bao cao tai chinh FPT (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w