Phân tích cấu trúc tài chính Công ty Cổ phần FPT

Một phần của tài liệu LVTS-Phan tich bao cao tai chinh FPT (Trang 66 - 74)

Bảng 3.1: “Phân tích cơ cấu nguồn vốn FPT qua các năm 2018 – 2020”

Dựa vào bảng phân tích trên, ta nhận thấy rằng Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả chiếm tỷ trọng xấp xỉ nhau trong cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn FPT. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính các năm 2018, 2019 VCSH và Nợ phải trả chênh lệch nhau không nhiều, đến cuối năm 2020 tỷ trọng nguồn vốn bắt đầu nghiêng về Nợ phải trả, cụ thể Nợ phải trả chiếm 55,42% còn VCSH chiếm 44,58% vào thời điểm lập Báo cáo tài chính năm 2020.

Trong thời gian phân tích từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2020, Tổng nguồn vốn cuối năm 2020 tăng 11.977.256 triệu đồng so với cuối năm 2018, và 8.340.159 triệu đồng so với cuối năm 2019; tương đương với tốc độ tăng lần lượt là 40,25% và 24,97%. Cho thấy tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn giảm đi đáng kể do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của toàn Tập đoàn.

Đáng chú ý là sự tăng trưởng của Nợ phải trả của công ty sau 3 năm tăng lên đáng kể cụ thể là do chỉ tiêu nợ ngắn hạn. Cuối năm 2018, số Nợ phải trả của Tập đoàn FPT là 14.982.096 triệu đồng, cuối năm 2019 là 16.594.875 triệu đồng, cuối năm 2020 là 23.128.656 triệu đồng. Như vậy, nợ phải trả cuối năm 2020 tăng 8.146.559 triệu đồng so với cuối năm 2018 và 6.533.781 triệu đồng so với cuối năm 2019, tương ứng với tốc độ tăng rất nhanh lần lượt là 54,38% và 39,37%. Do trong năm 2020, công ty FPT vay nợ thuê tài chính ngắn hạn để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Trong khi đó, Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2020 là 18.605.667 triệu đồng tăng lên 3.830.697 triệu đồng so với cuối năm 2018 và 1.806.378 triệu đồng so với cuối năm 2019, tương đương với tốc độ tăng lần lượt là 25,93% và 10,75%.

Như vậy trong 3 năm liên tiếp từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2020, Tổng nguồn vốn của Công ty CP FPT đã tăng lên chủ yếu do nợ phải trả tăng, cụ thể là nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn của Tập

đoàn đang dần thay đổi từ sử dụng VCSH sang nợ phải trả. Tuy nhiên do tốc độ thay thế nợ phải trả cho vốn chủ sở hữu vẫn còn chưa nhanh nên mặc dù tốc độ tăng VCSH thấp hơn nhưng vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng 44,58% trong cơ cấu tổng nguồn vốn.”

Bảng 3.2: “Phân tích cơ cấu tài sản của FPT qua các năm 2018-2020”

Dựa vào bảng phân tích cơ cấu tài sản của Tập đoàn FPT ta nhận thấy rằng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản của FPT là chủ yếu, mặc dù trong 3 năm từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2020 thì có lúc cơ cấu của tài sản ngắn hạn giảm xuống nhưng lại tăng trở lại mức xấp xỉ 60%.

Cụ thể, cùng với tổng nguồn vốn, thì tổng tài sản của FPT cuối năm 2020 tăng 11.977.256 triệu đồng so với cuối năm 2018, và 8.340.159 triệu đồng so với cuối năm 2019; tương ứng với tốc độ tăng lần lượt là 40,25% và 24,97%.

Trong cơ cấu tài sản của FPT, một số khoản mục chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn như hàng tồn kho nhưng một số khoản mục khác lại tương đối lớn như Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Tài sản cố định, Tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn. Điều này là hợp lý vì Tập đoàn FPT là tập đoàn có nghành nghề kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục, viễn thông nên hàng tồn kho trong sản xuất kinh doanh không lớn mà chủ yếu là hệ thống các thiết bị văn phòng phục vụ công việc hàng ngày của cán bộ, công nhân viên và hệ thống cơ sở hạ tầng dữ liệu thông tin…. Do đó tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản vào thời điểm cuối năm 2018, 2019, 2020 lần lượt là 4,51%; 3,85% và 3,09%.

Như nhận định đã nêu ở trên thì cơ cấu tổng tài sản của FPT đang dịch chuyển sang tài sản ngắn hạn mặc dù tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng. Tài sản ngắn hạn cuối năm 2020 tăng 25.612.490 triệu đồng so với cuối năm 2018 (tăng 39,15%) và tăng 6.633.313 triệu đồng so với cuối năm 2019 (tăng 34,95%). Tài sản ngắn hạn có tốc độ tăng khá ổn định. Tài sản dài hạn cuối năm 2020 tăng 4.770.854 triệu đồng so với cuối năm 2018, tăng 1.706.846 triệu đồng so với cuối năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng lần lượt là 42,03% và 11,84%.”

Tỷ“trọng của tài sản dài hạn cuối năm 2019 có tăng lên nhưng đến cuối năm 2020 lại giảm xuống do tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Tập đoàn trong năm 2020 tăng lên đáng kể. Tại thời điểm cuối năm 2020 khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của FPT tăng 6.867.294 triệu đồng so với năm 2018 tương

đương tăng 123,32%, tăng 5.726.940 triệu đồng so với năm 2019 tương đương với tốc độ tăng 85,36%. . Nguyên nhân là do tiền gửi có kỳ hạn tăng từ mức 6.701.205 triệu đồng vào cuối năm năm 2019 lên mức 12.423.394 triệu đồng vào cuối năm 2020 tương đương với mức tăng 85,4%. Vì vậy, tuy rằng các khoản mục khác của Tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm nhưng do tốc độ tăng của “Các khoản đầu tư tài chính” và “Tiền và các khoản tương đương tiền” tăng nên vẫn đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng của tài sản ngắn hạn nói riêng cũng như tổng tài sản nói chung. Cho thấy FPT đang có nguồn tiền mặt và tiền gửi tăng cao từ hoạt động kinh doanh và kiểm soát dòng tiền hiệu quả.”

Đối với“tài sản dài hạn, tất cả các khoản mục ngoại trừ khoản mục “các khoản phải thu dài hạn” thì đều có biến động tăng trong cơ cấu tài sản dài hạn. Nhưng do khỏa mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ chưa đến 1% trong cả ba năm từ 2018 - 2020 nên không ảnh hưởng gì đến tốc độ tăng của Tài sản dài hạn. Khoản mục tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản dài hạn. Cụ thể, Tài sản cố định cuối năm 2020 tăng 1.804.087 triệu đồng so với cuối năm 2018, tăng 825.655 triệu đồng so với cuối năm 2019 tương đương với tốc độ tăng lần lượt là 27,7% và 11,02%. Do FPT đã triển khai chủ trương giảm tốc đầu tư tài sản trong thời gian dịch bệnh diễn ra phức tạp. “Các khoản đầu tư tài chính dài hạn” mặc dù có tăng trưởng nhưng do tốc độ tăng có dấu hiệu chững lại, cụ thể năm 2020 tăng 378.708 triệu đồng so với năm 2018 (tăng 17,19%), tăng 84.623 triệu đồng so với năm 2019 (tăng 3,39%). Cho thấy công ty đang kiểm soát các khoản đầu tư tài chính dài hạn, mà những khoản đầu tư này chủ yếu vào các thị trường nước ngoài như Nhật, Mỹ, Trung Quốc và các nước Châu Á. Do tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid – 19 nên công ty CP FPT đã tạm thời chưa đẩy mạnh đầu tư này mà tập trung vào kiểm soát chi phí.”

3.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản

Để thấy được một cái nhìn chân thực hơn chính sách sử dụng vốn của Tập đoàn FPT, bên cạnh việc phân tích cấu trúc nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp, cần thực hiện phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản.”

Mối quan hệ này được thể hiện cụ thể trên 3 hệ số:

- Hệ số nợ so với tài sản

- Hệ số thanh toán tổng quát

- Hệ số tài trợ

Bảng 3.3: “Các hệ số thể hiện mối quan hệ của tài sản và nguồn hình thành tài sản của FPT qua qua các năm 2018 – 2020”

Bảng 3.4: “Phân tích mối quan hệ của tài sản và nguồn hình thành tài sản của FPT qua các năm 2018 – 2020”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần FPT)

Nhìn“tổng quan vào bảng số liệu trên ta thấy các hệ số chỉ mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của Tập đoàn FPT đang duy trì ở mức khá tốt bất chấp tình hình biến động của nền kinh tế do đại dịch Covid-19.

Hệ số nợ so với tài sản cuối năm 2020 ở mức 0,55 lần, tăng 0,05 lần so với năm 2018 và tăng 0,06 lần so với năm 2019 với tốc độ tăng lần lượt là 10,07% và 11,52%. Hệ số nợ so với tài sản đang mức an toàn trong các năm từ 2018 – 2020, hệ số này luôn ở mức xấp xỉ 0,5 lần. Điều này thể hiện tài sản của Tập đoàn FPT được mua sắm bằng cách huy động đồng đều cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và vay nợ. Cho thấy Tập đoàn FPT rất chủ động về tài chính, không lệ thuộc nhiều vào vay nợ nên khả năng huy động vốn từ các nguồn bên ngoài còn rất dồi dào.”

Hệ số khả năng thanh toán tuy có giảm nhẹ, cuối năm 2020 hệ số này ở mức là 1,8 lần giảm 0,18 lần (tương ứng với tốc độ giảm 9,15%) so với 2018 và giảm 0,21 lần (tương ứng với tốc độ giảm 10,33%) so với năm 2019. Tuy vậy hệ số này vẫn xấp xỉ 2 lần có nghĩa là FPT hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của mình.

Tương ứng với hệ số nợ so với tài sản, thì hệ số tự tài trợ, hệ số này vào khoảng gần 0,5 lần trong hai năm 2018, 2019 đến năm 2020 giảm xuống còn 0,45 lần. Chứng tỏ, FPT có tài sản được đầu tư có xu hướng chuyển dịch sang đầu tư bằng nợ phải trả nhưng không đáng kể.

Một phần của tài liệu LVTS-Phan tich bao cao tai chinh FPT (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w