Bạo lực về thể chất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề phòng chống bạo lực giữa vợ chồng qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 40 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Bạo lực về thể chất

những hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng” của người kia; xâm hại đến quyền được tôn trọng về tính mạng, sức khỏe của con người.

Sức khỏe, tính mạng, thân thể là bất khả xâm phạm, đây là một trong những quyền cơ bản của con người. Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2005 ghi nhận: “Mọi công dân đều có quyền được đảm bảo an toàn về tính

mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhân” và Điều 4 Luật HN&GĐ 2000 cũng quy định: “Cấm ngược đãi, hành hạ ….vợ, chồng… trong gia đình”.

Như vậy, có thể thấy rằng hành vi bạo lực thể chất giữa vợ chồng đã xâm phạm các quy định về quyền bình đẳng giữa vợ, chồng được quy định trong pháp luật Dân sự và Luật HN&GĐ. Đồng thời vi phạm pháp luật BĐG theo quy định tại Khoản 1 Điều 18: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình” và quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về BĐG trong gia đình tại Điều 41 của Luật BĐG.

Tại buổi nói chuyện của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng với 130 đối tượng thường xuyên có hành vi BLGĐ vào tháng 8/2009, ông Phạm Hữu S, ở tổ 9, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, thường xuyên uống rượu, gây gổ, đánh đập, hành hạ vợ là bà Phạm Thị L, khiến bà L nhiều lần phải vào bệnh viện với bộ mặt đầy xây xước, thân thể nhiều thương tích, đã ký cam kết “không đánh vợ”.

Hoặc trường hợp bà H (sinh năm 1966) bị chồng là ông H.H.T (sinh năm 1965, trú tổ 40 phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) đâm vào ngày 4/5/2012. Bà H phải cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 17 trong tình trạng nguy cấp: gây thủng phổi, dịch tràn phổi. Nguyên nhân dẫn đến việc ông T đâm vợ là do nghi ngờ vợ ngoại tình. Trước đó, vào năm 2011, ông T đã có hành vi đánh vợ, Hội Liên hiệp phụ nữ phường Hòa Khánh

Nam đã phải can thiệp, hòa giải và ông T hứa sẽ không tái phạm việc bạo hành với vợ [1].

Dù bạo lực trong quan hệ vợ chồng diễn ra do bất kỳ nguyên nhân nào thì đó cũng là hành vi vi phạm pháp luật về BĐG. Giống như trường hợp của hai người chồng trên đây, chỉ vì lý do rượu chè, ghen tuông vô cớ đã cho mình quyền được ngược đãi, đánh đập, hành hạ và xâm phạm thân thể, tính mạng của vợ. Những hành vi này đều là sự vi phạm nghiêm trọng quy định về sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật BĐG; xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền được tôn trọng tính mạng, sức khoẻ của người vợ. Vì vậy, chủ thể thực hiện hành vi phải gánh chịu các trách nhiệm hành chính, hình sự theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề phòng chống bạo lực giữa vợ chồng qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 40 - 42)