Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Đà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề phòng chống bạo lực giữa vợ chồng qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 65 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Đà

Nẵng ảnh hƣởng đến bạo lực giữa vợ và chồng

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực Miền Trung Tây Nguyên. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích: 1.257,3 km, có đường bờ biển khá lớn với gần 30 km. Đà Nẵng có phong cảnh biển, núi, sông hữu tình với nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng là một lợi thế quan trọng để phát triển du lịch.

Cộng đồng dân cư sinh sống tại thành phố Đà Nẵng chủ yếu là người dân tộc Kinh, ngoài ra còn có số ít người Hoa, Cờ Tu, Tày. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, thành phố có 887.070 dân, trong đó có 451.300 là phụ nữ, chiếm 50,87 % dân số. Đà Nẵng xếp thứ 43 cả nước về dân số, thứ 13 về mật độ dân số và là địa phương có tỷ lệ cư dân sống tại thành thị cao nhất nước [43].

Đà Nẵng có 45 phường thuộc khu vực thành thị và 11 xã thuộc khu vực nông thôn. Những phường có tính chất đô thị hóa cao, tập trung là những phường quanh khu vực trung tâm thành phố. Một số phường thuộc quận Cẩm Lệ còn mang tính chất nông thôn nhiều hơn. Các xã tại Đà Nẵng do không quá xa khu vực thành thị, đường giao thông thuận tiện, điện lưới phủ kín, liên lạc thông suốt, nhiều xã có hệ thống cơ sở hạ tầng: bệnh xá, chợ, trường học, bưu điện… đầy đủ, vì thế dân cư sống khá ổn định và không có hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị.

Ở một số xã nông thôn khu vực miền núi, trình độ dân trí thấp và các phường ven biển, tập trung chủ yếu là ngư dân, đàn ông quanh năm ra khơi đánh bắt thủy sản, đàn bà đi chợ bán cá hoặc ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái, do đó, nhận thức và quan niệm về vấn đề BĐG, PCBLGĐ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, Đà Nẵng đang trong quá trình tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang quy hoạch đô thị trên diện rộng, hàng trăm ngàn hộ dân phải di dời, giải tỏa, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, nhiều người dân (chủ yếu là nông dân, ngư dân) bị thất nghiệp do chưa kịp chuyển đổi ngành nghề. Thêm vào đó, để phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch biển, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển thương mại -dịch vụ, trong đó có dịch vụ ăn uống; đây là những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng BLGĐ bởi kinh tế gia đình khó khăn, các ông chồng thường xuyên rượu bia, nhậu nhẹt.

Tuy nhiên, Đà Nẵng đã chú trọng thực hiện khá nhiều các chính sách an sinh xã hội như: hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề, công tác thoát nghèo, phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người già, trẻ em, người nghèo, giúp đỡ các khu vực miền núi, phòng, chống BLGĐ… Vì thế, trong năm 2010, toàn thành phố đã có 7.610 hộ vươn lên thoát nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố; mua và cấp 113.803 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người mắc bệnh hiểm nghèo, đồng bào dân tộc ít người với tổng kinh phí 41 tỷ đồng; tổ chức dạy nghề miễn phí cho 559 con em hộ nghèo với kinh phí 1,5 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 32.200 lao động, tổ chức 25 phiên chợ việc làm, thu hút được 1.194 lượt đơn vị và 15.600 lượt người tham gia phiên chợ; Sở Lao động -Thương binh và xã hội đã thẩm định và cho 1.117 dự án vay, với kinh phí 22,28 tỷ đồng góp phần giải quyết việc làm cho 1.232 lao động [43].

Với những nỗ lực của chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng đã và đang có những chuyển biến tích cực trên các phương diện, theo

đó những mặt trái của xã hội cũng có những chuyển biến tích cực, trong đó tình trạng BLGĐ là một trong những vấn đề nhận được sự đầu tư và quan tâm của chính quyền thành phố.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề phòng chống bạo lực giữa vợ chồng qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 65 - 67)