6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Xử lý hành chính
Hình thức xử lý hành chính được áp dụng khi hành vi bạo lực chưa đến mức cấu thành tội phạm. Những quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ đã được ghi nhận tại Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009. Nghị định này quy định rất chi tiết về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thẩm quyền, nguyên tắc, hình thức xử phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ là hành vi BLGĐ và các hành vi khác do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ đối với trẻ em thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 4 Nghị định 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ gồm 02 hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền; 02 hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài các hình phạt chính và hình phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
-Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
-Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.
-Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ nếu là người nước ngoài còn có thể bị xử phạt bằng hình thức trục xuất. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.
Các hành vi đánh đập hoặc xâm hại sức khỏe của vợ hoặc chồng bị xử phạt hành chính từ 1-2 triệu đồng/hành vi. Mức phạt thấp nhất từ 100 ngàn đồng và tối đa là 2 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm; hoặc cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý thông qua việc phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư của vợ hoặc chồng, không cho nạn nhân thực hiện quyền làm việc, đọc sách báo, thường xuyên theo dõi thành viên gia đình làm tổn hại danh dự, uy tín của người đó. Hành vi kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính chung nhằm tạo sự phụ thuộc của người bị bạo lực vào mình hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chung, ép buộc vợ hoặc chồng phải đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống bị phạt cao nhất với mức 2 triệu đồng.
Nhân viên tư vấn, y tế, phóng viên các cơ quan truyền thông nếu tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân BLGĐ mà không được sự đồng ý của nạn nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của nạn nhân hoặc cố ý tiết lộ, tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng [20, Điều 22]. Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi đòi tiền của nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bị bạo hành hoặc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân để yêu cầu họ thực hiện hành vi trái luật sẽ bị phạt 300 ngàn đồng. Đối với việc cố tình thành lập cơ sở tư vấn về PCBLGĐ hoặc lợi dụng hoạt động PCBLGĐ để trục lợi sẽ bị phạt tới 30 triệu đồng [20, Điều 23].
Về thẩm quyền xử phạt, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền tới 2 triệu đồng và được áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả. Chủ tịch UBND cấp huyện và tỉnh có quyền phạt tiền tới 30 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề. Riêng việc buộc công khai xin lỗi chỉ có UBND cấp tỉnh được yêu cầu áp dụng cho người có hành vi bạo hành... Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BLGĐ của chiến sĩ Công an nhân dân, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, Thanh tra viên Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang thi hành công vụ; Đội trưởng, Trạm trưởng, Trưởng Công an, Trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng, Chánh Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch các cấp được quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29 Nghị định 110/2009/NĐ-CP.
Năm 1989, Chị Trần Thị Thanh Tâm (1973, trú tổ 21, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, Đà Nẵng) và anh Phạm Đắc Thọ (1966) kết hôn. Trong quá trình chung sống cũng có nhiều lúc “cơm không lành, canh chẳng ngọt”, nhưng chị Tâm âm thầm chấp nhận, bỏ qua tất cả để gia đình được êm ấm. Tuy nhiên, càng ngày anh Thọ càng đối xử thậm tệ với vợ con, thường xuyên rượu chè khiến mâu thuẫn vợ chồng ngày càng gay gắt. Sau nhiều lần khuyên giải chồng không được, chị nhờ đến các cơ quan liên quan: Hội Phụ nữ, Công an phường Hòa CườngNamcan thiệp, nhưng anh Thọ vẫn chứng nào tật nấy. Năm 2011, họ đã thuận tình ly hôn và tự phân chia tài sản, nuôi con, nhưng trong quá trình chờ xử lý tài sản chung thì anh Thọ và gia đình liên tục xô xát, gây áp lực với chị Tâm.
Theo thỏa thuận của vợ chồng, sau khi ly hôn, căn nhà chung sẽ được chia làm 3 phần (anh Thọ một phần, chị Tâm một phần và 3 đứa con 1 phần). Ngoài ra, hai người còn thỏa thuận nếu ai ở trong căn nhà đó (trong thời gian chưa bán được nhà để phân chia tài sản) thì sẽ có trách nhiệm nuôi dưỡng các con. Ban đầu anh Thọ nhận ở và nuôi 3 con, nhưng chưa đầy 1 tháng sau thì lại viết đơn yêu cầu “trả” nhà và 3 đứa con cho chị Tâm chăm sóc. Tuy nhiên, từ khi về ở trong nhà, chị Tâm liên tục bị anh Thọ và gia đình chồng gây rối, chửi bới, thậm chí đánh đập vì cho rằng chị Tâm ngoại tình, không chịu bán nhà để chia tài sản (trong khi đó giao dịch bán nhà do anh Thọ thực hiện). Ngày 01/02/2012, anh Thọ đến nhà gây sự với chị Tâm, sau đó một số người nhà anh Thọ cũng đến gây gổ. Trong lúc xô xát, chị Tâm dùng vỏ chai bia gây thương tích cho em trai anh Thọ. Đến ngày 2/10/2012, ông Phạm Đắc Phú (1943, trú P. Khuê Trung, Cẩm Lệ, bố anh Thọ) và bà Võ Thị Sen (mẹ anh Thọ) đến chửi bới và xô xát với chị Tâm. Trong lúc hai bên đôi co, chị Tâm bị ông Thọ dùng cây gỗ đánh vào sống mũi phải đi bệnh viện điều trị… Công an phường Hòa Cường Nam đã tiến hành lập biên bản và ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính đối với chị Tâm 1.750.000 đồng, anh Thọ 750.000 đồng và một số người nhà anh Thọ [2].
Để kịp thời bảo vệ nạn nhân, chấm dứt hành vi bạo lực, giảm thiểu hậu quả do hành vi BLGĐ gây ra, Điều 19 Luật PCBLGĐ quy định các biện pháp xử lý đặc trưng: buộc chấm dứt hành vi bạo lực và cấp cứu nạn nhân, cấm tiếp xúc.
Buộc chấm dứt hành vi bạo lực là hành động hướng tới người có hành vi BLGĐ, yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ của mình để giải thoát nạn nhân khỏi tình trạng bạo lực. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này là không dễ: người có hành vi bạo lực rất ít khi tự nguyện chấm dứt hành vi vì nghĩ đến lợi ích của nạn nhân; còn những người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực cũng không thường có hành động cụ thể để buộc chấm dứt hành vi bạo lực, bởi vì điều này không đem lại lợi ích gì cho họ mà còn khiến họ đứng trước nguy cơ bị trả thù, bị cho là “xen vào chuyện nhà người khác”, có khi còn bị hiểu lầm là có ý đồ xấu… Tương tự, cấp cứu nạn nhân cũng là việc rất cần thiết khi mà họ đang lâm vào tình trạng sức khỏe nguy kịch do hành vi bạo lực gây nên. Nhưng, người thực hiện hành vi cũng rất ít khi thực hiện nghĩa vụ này, còn những người xung quanh nếu không phải có quan hệ thân thiết với nạn nhân thì không có lý do gì can thiệp vào “chuyện gia đình” người khác, đưa nạn nhân đi cấp cứu. Dù đó là việc làm tốt thì họ cũng sẽ phải gánh chịu những lời dị nghị của dư luận xã hội, gặp phải sự phản đối của gia đình nạn nhân cũng như gia đình mình, thậm chí có thể chính người thực hiện hành vi bạo lực ngăn chặn, trả thù.
Chính vì những định kiến, những cản trở về mặt xã hội như vậy, pháp luật đã quy định: người có mặt tại nơi xảy ra BLGĐ tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp buộc chấm dứt ngay hành vi BLGĐ và cấp cứu nạn nhân BLGĐ.
không ngăn chặn, báo tin và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi BLGĐ như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với với một trong các hành vi sau:
a) Biết hành vi BLGĐ, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng;
b) Biết hành vi BLGĐ mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
c) Có hành vi cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi BLGĐ. Ngược lại, những người trực tiếp tham gia phòng, chống BLGĐ sẽ được hưởng các chế độ sau [21, Điều 5]:
1. Người trực tiếp tham gia phòng, chống BLGĐ mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
2. Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi BLGĐ, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật;
3. Người trực tiếp tham gia phòng, chống BLGĐ mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra BLGĐ hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống BLGĐ tại địa phương.
Như vậy, những quy định này đã đưa ra những hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp, có tác dụng động viên, khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của mỗi công dân trong phòng, chống BLGĐ.
hành vi BLGĐ thực hiện các hành vi sau đây: đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m, trừ trường hợp giữa người có hành vi BLGĐ và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân; sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân [20, Điều 8]. Quy định về việc cấm tiếp xúc trong một thời gian giữa nạn nhân và người có hành vi bạo lực nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân, để hai bên có thời gian cân nhắc về hành động của mình và cũng là để giáo dục người có hành vi bạo lực về tội lỗi của họ.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp này thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra BLGĐ và Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân BLGĐ và người có hành vi BLGĐ. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký.
Điều kiện để áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc bao gồm:
- Có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân BLGĐ;
-Hành vi BLGĐ gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân BLGĐ;
- Người có hành vi BLGĐ và nạn nhân BLGĐ có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc (Nơi ở này bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân BLGĐ tự nguyện chuyển đến ở)
Người có hành vi BLGĐ chỉ được tiếp xúc với nạn nhân BLGĐ sau khi báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân BLGĐ trong một số trường hợp sau: gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi; gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng; tài sản của gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; những trường hợp phải tiếp xúc theo phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
Người có hành vi BLGĐ vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong các trường hợp: Có đơn đề nghị của nạn nhân BLGĐ; Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc đã bị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Biện pháp cấm tiếp xúc được hủy bỏ trong các trường hợp sau đây: Có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ; Biện pháp này không còn cần thiết; Phát hiện những thông tin sai lệch làm căn cứ ra quyết định. Quyết định hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký.
Sống chung một mái nhà gần 30 năm và đã có với nhau 4 người con (2 con lớn đã lập gia đình), nhưng bà Đoàn Thị Mười (1962, trú thôn Hòa Khê, Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) vẫn chưa ngày nào có được hạnh phúc thật sự với chồng. Bởi, chồng bà, ông Lê Tấn Hương (1955) thường xuyên gây gổ, đánh đập khiến bà phải nhiều lần nhập viện, những thương tích trên cơ thể ngày càng dày lên, hằn sâu. Thời gian gần đây, sau khi nhận tiền đền bù giải tỏa của thành phố, ông Hương đã lấy hết số tiền cùng giấy tờ tùy thân rồi đuổi bà Mười ra khỏi nhà. Trước tình cảnh đó, bà Mười phải tìm mua một miếng đất nhỏ, xây ngôi nhà tạm để cùng đứa con trai (SN 1993) và con gái (SN 1997) trú ngụ. Tưởng thế là được yên, nhưng ông Hương vẫn thường xuyên vác dao tìm đến kiếm chuyện để chửi rủa, đánh, đập phá đồ đạc và giật điện không cho mẹ con bà sử dụng... Chỉ trong tháng 4/2012, ông Hương đã hành hung, rượt đuổi và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” 3 lần với bà. Ngày 27/4/2012, khi bà Mười đến nơi ông Hương ở (nhà chung của vợ chồng) để hỏi lý do vì sao đã mua cho đứa con gái út một cây phơi đồ, nay lại đến lấy về
thì bị ông Hương bóp cổ, nắm tóc, đánh gây thương tích ở mặt, phải cấp cứu