Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư giao thông bằng nguồn vốn NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các dự án đầu tư giao thông của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 29 - 30)

đầu tư giao thông bằng nguồn vốn NSNN.

Thứ nhất: Tính phù hợp của chiến lược, quy hoạch và các chính sách quản lý nhà nước đối với các dự án giao thông đường bộ

Sự phù hợp của QLNN đối với các dự án giao thông đường bộ được thể hiện ở các vấn đề khi thực thi được giải quyết đến đâu ? ở mức độ nào ? Tính phù hợp thể hiện là QLNN đối với các dự án giao thông đường bộ phải được sử dụng với mục đích gì, thu hút các nhà đầu tư như thế nào phải căn cứ vào tình hình thực tế địa phương. Vị trí các dự án giao thông là thước đo quan trọng đánh giá tính phù hợp của quản lý nhà nước các các dự án giao thông từ giai đoạn xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và vận hành chúng, nó cho thấy tính hợp lý, đồng bộ, khoa học và hiệu quả của các dự án giao thông. Các tiêu chí cụ thể bao gồm: (1) Sự bố trí khoa học các các dự án giao thông trong phạm vi không gian vùng (đây là điều kiện thúc đẩy tăng cường sự liên kết giữa các các dự án giao thông); (2) Bố trí vị trí các dự án giao thông trong không gian địa phương: vị trí so với khu dân cư; so với vị trí đường giao thông; và (3) Nguồn gốc đất đai cho phát triển các dự án giao thông nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường và thu hút lao động.

Thứ hai: Tính khả thi chính sách và biện pháp quản lý nhà nước đối với các dự án giao thông đường bộ.

Trong thực tế, khi xây dựng chính sách quản lý nhà nước đối với các dự án giao thông đường bộ, các nhà quản lý đã cố gắng tạo ra những cơ hội ngang nhau đối với các nhà đầu tư, để đảm bảo điều kiện hoạt động của dự án, việc xác định các đối tượng ưu tiên, những nội dung quản lý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với một nền kinh tế mở thì việc ra đời một chính sách thích đáng, bền vững là rất khó.

giao thông đường bộ, nhất là tính bền vững, thích đáng thì mỗi nội dung khi xây dựng chính sách trong mỗi giai đoạn phát triển phải xác định đầy đủ mức độ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, sự phù hợp, hỗ trợ cho nhau càng cao thì hiệu quả để đạt được các mục tiêu càng lớn, bản thân mỗi một chính sách cũng hàm chứa đầy đủ các nội dung và ý nghĩa của chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

Thứ ba: Tính hiệu lực của các chính sách và biện pháp QLNN đối với các dự án giao thông đường bộ.

Hiệu lực của quản lý nhà nước đối với các dự án giao thông phản ánh tác động ảnh hưởng của chính sách quản lý trong quá trình thực thi, khả năng duy trì hay biến đổi trên thực tế so với mong muốn của Nhà nước. Đánh giá hiệu lực của quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư giao thông nhằm đưa ra kết luận về các kết quả của từng nội dung của chính sách có giá trị hay không ? Cụ thể là chất lượng công trình khi bàn giao đưa vào sử dụng: Đây là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá tính ổn định lâu dài về kinh tế đảm bảo hoạt động sản xuất của dự án.

Thứ tư: Tính hiệu quả của các chính sách và biện pháp nhà nước đối với các các dự án đầu tư giao thông đường bộ.

Hiệu quả của QLNN đối với các dự án giao thông đường bộ thường được xác định từ hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế và xã hội, để xác định tương quan định lượng giữa chi phí thực thi chính sách bỏ ra và lợi ích thu lại thì hiệu quả phải tính thêm những tác hại phụ khi thực thi chính sách, ví dụ như độ thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các dự án đầu tư giao thông của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w