liên quan đến đầu tư XDCB từ NSNN.
Để thực hiện vai trò quản lý nhà nước nói chung, trong quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn huyện nói riêng, cần đáp ứng các nội dung cụ thể là: (1) Môi trường pháp luật cần phải xây dựng một cách đồng bộ, thường xuyên được rà soát để bổ sung hoàn thiện để quy định rõ ràng trách nhiệm cá nhân của người phê duyệt dự án. (2) Cơ chế, chính sách phải phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tư vấn, các chế tài xử lý nghiêm đối với nhà thầu vi phạm các quy định về chất lượng, tiến độ và an toàn cũng như đối với các chủ thể tham gia thực hiện giai đoạn quyết toán vốn đầu tư XDCB. (3) Môi trường pháp luật là cơ chế chính sách cần công khai và minh bạch trong quá trình xét chọn đơn vị trúng thầu tham gia thực hiện triển khai dự án, Công tác quyết toán phải thống nhất trên toàn quốc.
Về phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư: Trong mỗi giai đoạn khác nhau, tùy theo những điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia có những phân cấp trong đầu tư và quản lý các dự án đầu tư XDCB nói chung và dự án đầu tư cho giao thông bằng nguồn NSNN nói riêng, giữa cấp trung ương và địa phương, như theo nguyên tắc:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trong phạm vi cả nước chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát
triển ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư cho các Bộ, ngành và địa phương.
- Các Bộ, ngành và địa phương thực hiện luật pháp chính sách về đầu tư; phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt quy hoạch; quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; chỉ đạo giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình điều hành, quản lý hoạt động đầu tư vượt quá thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương.
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn hoạt động đầu tư trong lĩnh vực và địa bàn theo thẩm quyền; đảm bảo thủ tục đầu tư minh bạch, đơn giản, đúng thời hạn.