Lễ hội hoa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khai thác Lễ hội hoa Tam giác mạch ở Hà Giang phục vụ phát triển du lịch (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3.1.2. Lễ hội hoa ở Việt Nam

Lễ hội hoa Đà Lạt: là dịp để thành phố này trưng bày, triển lãm các loại rau, hoa, cây cảnh của địa phương cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia khác nhằm mục đích thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố. Lễ hội hoa còn là một hoạt động tôn vinh giá trị của hoa và nghề trồng hoa, nhằm kêu gọi đầu tư vào ngành trồng hoa Đà Lạt, cũng như quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp của thành phố, văn hóa và con người Đà Lạt, một sự kiện mang tầm quốc gia. Mục đích tổ chức của lễ hội hoa Đà Lạt giống như lễ hội hoa Floride ở Hà Lan.

Lễ hội hoa ban ở Tây Bắc: Mùa hoa ban nở cũng là lúc mùa lễ hội hoa ban bắt đầu. Lễ hội tổ chức thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc… Lễ hội Hoa Ban còn thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái “Then”- vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái “nàng Ban”- một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thuỷ chung; thỉnh bái ma trời, ma mường, ma

Sinh viên: Phạm ThPhương - Lp VH1802 Page 17

núi, ma sông… phù hộcho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui. Nhưng bắt đầu từ năm 2014, Lễ hội Hoa Ban được tổ chức vào ngày 13/3 hàng năm để kỉ niệm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử: là sự kết hợp độc đáo của 2 loài hoa anh đào Nhật Bản và mai vàng Yên Tử tại non thiêng Yên Tử - Kinh đô Phật giáo của Việt Nam. Lễ hội được tổ chức nhằm kỷ niệm sự kiện tỉnh Quảng Ninh kết nghĩa cùng Hiệp hội Văn hóa quốc tế Nhật Bản Wanokai. Mặt khác lễ hội góp phần quan trọng vào việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh biểu trưng đặc sắc của khu danh thắng non thiêng Yên Tửlà hoa mai vàng. Thông qua sự kiện giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến với nhân dân Nhật Bản, qua đó tăng cường hợp tác, xúc tiến đầu tư giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Khai thác Lễ hội hoa Tam giác mạch ở Hà Giang phục vụ phát triển du lịch (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)