Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Khai thác Lễ hội hoa Tam giác mạch ở Hà Giang phục vụ phát triển du lịch (Trang 66 - 69)

5. Kết cấu của khóa luận

3.1.2.1. Đối với chính quyền địa phương

Công tác tăng cường công tác quản lý lễ hội tại Hà Giang đã đạt được hiệu quả nhất định.

Hiện nay tại Hà Giang thường diễn ra khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch với 3 loại hình lễ hội chính đó là: Lễ hội lịch sử cách mạng, văn hóa, du lịch, Lễ hội dân gian truyền thống, Lễ hội và hội mới. Các lễ hội là nét đẹp phản ánh những đặc trưng của mỗi dân tộc tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng đạo đức, tư tưởng, lối sống của mỗi người. Vì vậy để mỗi mùa lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm, tôn vinh được các giá trị văn hóa truyền thống. Vào thời điểm trước mùa lễ hội, Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch tỉnh nên xây dựng kế hoạch chỉđạo, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức và quản lý lễ hội, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong tham gia hoạt động lễ hội.

Sinh viên: Phạm ThPhương - Lp VH1802 Page 57

Theo số liệu được thống kê, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có khoảng 50 lễ hội, chủ yếu là những lễ hội nhỏ gắn với các hoạt động tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, có một số lễ hội đặc sắc thu hút số lượng lớn du khách tới tham quan tiêu biểu là Lễ hội hoa Tam giác mạch. Đây là lễ hội lớn của tỉnh thu hút lượng khách du lịch lớn tăng đều qua các nămđến Hà Giang.

Để Lễ hội hoa Tam giác mạch diễn ra đảm bảo an toàn trật tự, đúng quy định, không tạo bức xúc cho người dân và du khách, Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang cần có các văn bản chỉ đạo về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội đến các Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm VHTTDL các huyện, thành phố. Từ các văn bản sẽ là cơ sở tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Đặc biệt, nên yêu cầu các địa phương lựa chọn từ 1 đến 2 lễ hội tiêu biểu, đặc trưng của địa phương có thời gian mở hội tương đương để tổ chức kết hợp trong Lễ hội hoa Tam giác mạch để tạo sự khác biệt cho lễ hội hoa.

Bên cạnh đó, cũng cần phải thường xuyên, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.

Tăng cường công tác quản lý chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức và tham gia lễ hội, tăng cường công tác thanh, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm. Đặc biệt là các hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành kinh doanh văn hóa phẩm trái phép, xây dựng văn bản hướng dẫn việc tổ chức lễ hội, trên địa bàn nhằm thống nhất việc quản lý và tổ chức lễ hội, tránh trùng lặp, lãng phí tài nguyên.

Khuyến khích đồng bào các dân tộc tự quản, tổ chức lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa riêng với quy mô theo từng bản. Giao việc tổ chức, quản

Sinh viên: Phạm ThPhương - Lp VH1802 Page 58

lý, chọn lễ hội cho các trưởng bản, trưởng bản sẽ phân công nhiệm vụ cho các hộ gia đình trong bản cùng thực hiện. Tuy nhiên để hoạt động diễn ra an toàn, hấp dẫn, trước đó chính quyền địa phương phải hỗ trợ đào tạo người dân biết cách làm du lịch, họp các trưởng bản về việc chọn ngày tổ chức, diễn ra trong bao lâu không gây sự trùng lặp, các hoạt động diễn ra trong lễ hội có sự khác biệt, có thể kết hợp thêm một số loại hình như trải nghiệm, khám phá tạo ấn tượng tốt đẹp vềvăn hóa, con người vùng cao.

Chú trọng công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế và du lịch một cách bền vững. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan tổ chức hướng dẫn thực hiện, khoanh định và có các cơ chế quản lý nhằm khống chế giảm thiểu và xử lý các tác động có tác hại đến môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, quản lý môi trường du lịch. Xây dựng nội quy, quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động cho các khu, điểm du lịch trong thời gian tổ chức lễ hội, sau là tuyên truyền nâng cao ý thức tăng cường sự tham gia của người dân bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch như: tổ chức các cuộc vận động, phong trào bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, đầu tư cho các hộ gia đình xây dựng công trình vệ sinh, hỗ trợ cải tạo cảnh quan nhà cửa, di rời chuồng trại gia súc ra xa nhà, giữgìn vệ sinh đường làng ngõ xóm. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức đến người dân địa phương về phát triển du lịch bền vững, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia và hưởng lợi từ hoạt động liên quan đến phát triển du lịch, xây dựng hình ảnh du lịch Hà Giang luôn thân thiện trong cái nhìn của du khách.

Bên cạnh đó đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung và các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh. Chủ động phối hợp với các Báo, Đài trong và ngoài nước giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa, cảnh đẹp của lễ hội hoa. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch dịch vụ, thường xuyên liên kết với các trường chuyên nghiệp tổ chức các

Sinh viên: Phạm ThPhương - Lp VH1802 Page 59

lớp tập huấn về công tác thống kê du lịch, nghiệp vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút lao động du lịch, bố trí sử dụng nhân lực sau đào tạo, đồng thời theo dõi tiến độ, đôn đốc, báo cáo về chủ trương, kinh phí hàng năm để thực hiện dựán.

Một phần của tài liệu Khai thác Lễ hội hoa Tam giác mạch ở Hà Giang phục vụ phát triển du lịch (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)