Lịch sử hình thành Lễ hội hoa

Một phần của tài liệu Khai thác Lễ hội hoa Tam giác mạch ở Hà Giang phục vụ phát triển du lịch (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Lịch sử hình thành Lễ hội hoa

Bỏ qua sự khắc nghiệt của thời tiết, nỗi nhọc nhằn của đồng bào khi cần mẫn canh tác nương đá tai mèo để tra hạt thóc, hạt ngô thì chính những điều kiện khó khăn ấy lại mang đến cho vùng cao Hà Giang một vẻ đẹp độc đáo mà không nơi nào có được. Dưới chân lớp lớp đá tai mèo nhấp nhô, loài hoa thân thảo - Tam giác mạch duyên dáng vươn lên khoe sắc nhưng không kém phần kiêu sa, giống như vẻ đẹp của thiếu nữ vùng cao. Ngắm những cung đường, thung lũng hoa trên Cao nguyên đá, nhiều du khách đã trầm trồ: Nếu đá tai mèo tượng trưng cho hùng vĩ, mạnh mẽ, cứng rắn thì sự xuất hiện của hoa Tam giác mạch lại mang đến vẻ đẹp mềm mỏng, dịu dàng, đằm thắm. Hai yếu tố kết hợp này tạo nên mặt đối lập “cương - nhu”khiến bức tranh thiên nhiên vùng Cao nguyên đá thêm hoàn hảo. Khi vừa hé nở nụ hoa ban đầu, Tam giác mạch có màu trắng rồi chuyển dần sang sắc phớt hồng, ánh tím và cuối cùng rộ lên màu

Sinh viên: Phạm ThPhương - Lp VH1802 Page 38

đỏ thẫm. Tất cả hòa quyện như chính tình cảm của người vùng cao - trong sáng, thủy chung, nồng nàn, để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách khi đặt chân đến mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Bằng vẻ đẹp yêu kiều kết hợp với không gian đá hùng vĩ, hoa Tam giác mạch đã chinh phục trái tim du khách. Từ đây, vẻ đẹp độc đáo của hoa Tam giác mạch nhanh chóng lan tỏa đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi được chính du khách trải nghiệm, chia sẻ trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Twitter, Blog... Nếu truy cập vào trang Google.com, gõ từ khóa “Hoa Tam giác mạch Hà Giang”thì có trên 500.000 kết quả hiển thị cho nội dung này chỉ trong vài tích tắc. Đặc biệt, hoa Tam giác mạch nở rộ giữa đất trời Cao nguyên đá còn trở thành địa điểm lý tưởng đểcác đôi có thêm bộ ảnh cưới ấn tượng, lưu giữ khoảnh khắc hạnh phúc của tình yêu; và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nghệ sỹ sáng tạo nên tác phẩm thơ ca, nhạc, ảnh làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào nơi miền cực Bắc Tổ quốc.

Bằng tất cả vẻ đẹp trên và nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa nhân văn vùng Cao nguyên đá, nổi bật là giá trị cảnh quan từ hoa Tam giác mạch, ngày 12/11/2015, lần đầu tiên tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch với chủ đề “Cao nguyên đá - ngàn hoa khoe sắc”. Năm thứ 2 từ ngày 14/10/2016 lễ hội được tổ chức với chủ đề “Đá nở hoa”. Năm thứ 3 lễ hội bắt đầu vào ngày 4/10/2017 với chủ đề “Bản tình ca từ đá”. Lễ hội là dịp để tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh Công viên địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn cũng như tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh Hà Giang, qua đó nhằm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư xây dựng Cao nguyên đá Đồng Văn thành khu du lịch Quốc gia. Đồng thời, tạo ra điểm nhấn hấp dẫn, xây dựng Lễ hội hoa Tam giác mạch trở thành sản phẩm du lịch có thương hiệu đặc thù trong khai thác phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang.[18]

Sinh viên: Phạm ThPhương - Lp VH1802 Page 39

Một phần của tài liệu Khai thác Lễ hội hoa Tam giác mạch ở Hà Giang phục vụ phát triển du lịch (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)