Kiểm định Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại nhà hàng Le Champa Resort Spa Le Belhamy (Trang 72 - 73)

2. .3 Phương pháp chọn mẫu

2.9.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha

Theo nội ung được trình bày ở trên, thang đo động lực làm việc của nhân viên tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy gồm thang đo thành phần: (1) cá nhân người lao động, (2) đặc điểm công việc, (3) đặc điểm tổ chức, (4) môi trường bên ngoài.

Tác giảđã sử dụng thang đo Likert mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với doanh nghiệp. Thang đo được quy ước từ1: “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5: “Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo này được tác giả, các nhân viên quản lý và nhân viên phục vụ cùng tham gia thảo luận, đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa của thuật ngữ và nội ung thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, người được phỏng vấn hiểu được ý nghĩa và nội dung của từng câu hỏi trong tất cả các thang đo. Do đó, các thang đo này được tác giả tiếp tục sử dụng trong nghiên cứu định lượng đểđánh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha là phương pháp kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các biến quan sát trong cùng một thang đo tương quan với nhau. Đây là phân tích cần thiết cho thang đo, nó được dùng để loại các biến không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – Tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo chấp nhận được khi có trị số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên phục vụ mục đích nghiên cứu khám phá (Nunnally và Burnstein, 1994; Peteson, 1994). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý

rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến 1 là thang đo lường tốt; từ0.7 đến 0.8 là sử dụng được.

Tuy nhiên, trong các nghiên cứu chuẩn chọn thang đo khi thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0.7. Về khía cạnh lý thuyết, hệ sốCronbach’s Alpha có độ tin cậy càng cao thì thang đo càng có độ tin cậy.

Đối với nghiên cứu này các biến có hệ sốtương quan biến - Tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (>0.6) thì thang đo được giữ lại và đưa vào phân tích nhân tố bước tiếp theo.

Hệ sốCronbach’s Alpha của các thang đo thành phần được biểu diễn trong các bảng ưới đây.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại nhà hàng Le Champa Resort Spa Le Belhamy (Trang 72 - 73)