2. .3 Phương pháp chọn mẫu
3.6 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những đóng góp nhằm chỉ ra những nhân tốảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế nhất định như sau:
Thứ nhất: Phạm vi lấy mẫu là nhân viên làm việc tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy. Nên số lượng nhân viên tại nhà hàng, bar và bộ phận bếp chỉ có 88 người, sốlượng mẫu như vậy còn khá ít không đủ so với ung lượng mẫu cần thiết để phục vụ nghiên cứu. Vậy nên tác giả phải xin ý kiến từ GVHD và khảo sát thêm những nhân viên thuộc bộ phận khác đang làm việc tại Resort & Spa Le Belhamy, do vậy việc lấy mẫu được thực hiện có tính đại diện chưa cao. Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp phi xác suất (Phương pháp lấy mẫu thuận tiện) với kích thước mẫu chưa nhiều (170 mẫu). Trong trường hợp có thể mở rộng phạm vi lấy mẫu ở tất cả nhân viên đang làm việc tại khu vực Hội An – Đà Nẵng với kích thước mẫu lớn hơn thì khả năng kết quả nghiên cứu sẽ cao hơn.
Mặt khác, nghiên cứu này chỉ mới nghiên cứu động lực làm việc của người lao động nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy mà chưa thực hiện cho các khách sạn trên địa bàn Hội An –Đà Nẵng.
Thứ hai: Tác giả chỉ mới nghiên cứu 4 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy chứ chưa nghiên cứu những nhân tốảnh hưởng khác tác động đến động lực làm việc và đây cũng là một hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài. Vì vậy, các nhân tố khám
phá trong nghiên cứu này chưa tác động hoàn toàn đến động lực làm việc của người lao động nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy (Chỉ số R Square là 67.1%).
Trong trường hợp có điều kiện để thực hiện nghiên cứu tiếp theo thì tác giả sẽ mở rộng phạm vi địa bàn, nghiên cứu thêm các nhân tốảnh hưởng đến động lực làm việc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nhìn chung, nguồn lao động của nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy đã đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà hàng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá nhiều khuyết điểm. Cần phát huy những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm một cách thấp nhất. Đồng thời, việc hoàn thiện hiệu quả tạo động lực cho nhân viên một cách tốt nhất thì đòi hỏi Ban quản trị Le Belhamy nhà hàng phải có sự phân tích, tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại, từđó có thể đưa ra những chính sách đồng bộ nhằm cải thiện. Qua đó cũng rút ra được những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng động lực làm việc cho người lao động trên cơ sở các thông tin về hoạt động quản trị của Resort & Spa Le Belhamy, cùng định hướng phát triển kinh doanh của Công ty, tác giả đã hoàn thành đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy”. Một số vấn đề quan trọng được đúc kết và trình bày trong luận văn, bao gồm những vấn đề sau:
Lý luận chung về động lực làm việc của người lao động trong doanh nghiệp. Thực trạng động lực làm việc của nhân viên tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy thông qua việc phân tích tác động của các yếu tố uy trì, động viên đến động lực làm việc.
Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy động lực của người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy ảnh hưởng thông qua các yếu tố: Cá nhân người lao động (beta = 0.10 ), đặc điểm công việc (beta =0.202), đặc điểm tổ chức (beta = 0.638), môi trường bên ngoài (beta = 0.089).
Tác giảđã tìm ra các hạn chếcơ bản tác động đến động lực làm việc của nhân viên nhà hàng Le Champa và đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chếđó. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho nhân viên tại nhà hàng. Hy vọng những giải pháp đưa ra trong đề tài sẽ giúp nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy nâng cao được động lực làm việc cho nhân viên, trở thành công cụ hữu hiệu giúp ích cho hoạt động quản trị của Resort.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và giáo trình
TS. Nguyễn Quyết Thắng (2013), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Tài chính.
PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Hoàng ThịLan Hương (2014), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân và TS. Nguyễn Vân Điềm(2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB ĐH Kinh tế Quốc ân.
PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân và Th.S Nguyễn Văn Điềm (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động Xã hội Hà Nội.
PGS. TS Trần Kim Dung (2011), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TP. HCM.
Nguyễn Tấn Thịnh (2008), Giáo trình Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương (2009), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
Bùi Văn Danh, Nguyễn Văn Dung và Lê Quang Khôi Nguồn (2010), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Phương Đông.
PGS. TS ĐỗVăn Phức (2004), Sách Tâm lý trong quản lý kinh doanh, NXB Khoa học và kỹ thuật.
Nguyễn Hữu Lam (2014), Sách Hành vi tổ chức, NXB Lao động – xã hội. PGS. TS Trần Xuân Cầu (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lưc , NXB ĐH Kinh tế quốc dân
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Sách Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.
Lê Quang Hùng (2016), Giáo trình Phân tích dữ liệu trong kinh doanh, NXB Kinh tế TP. HCM.
Khóa luận/ chuyên đề/ luận văn/ luận án
Huỳnh Thị Kim Mai (2016), “Bản chất của động lực làm việc”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường ĐH Công nghệ TP. HCM, TP. HCM.
Nguyễn Thị Hoàng Diễm (2016), “Các yếu tốảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động”, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Công nghệ TP. HCM, TP. HCM.
Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet
Ths. Tạ Thị Hồng Hạnh, “Mô hình so sánh nhu cầu của Maslow và thuyết ERG của Al erfer”. Nguồn: Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa, ngày truy cập: 25/06/2017. “Sự phát triển u lịch – nhà hàng –khách sạn khu vực Đà Nẵng, Hội An”. Nguồn: https://dranahotel.com/tin-tuc/du-lich-da-nang/8753_thi-truong-du-lich-da-nang- dang-phat-trien-vuot-bac.html, ngày truy cập: 20/06/2017.
“Hội nhập ASEAN”. Nguồn: http://www.doimoi.org/detailsnews/1894/343/cong- dong-kinh-te-asean-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.html, ngày truy cập: 20/ 06/ 2017.
PHỤ LỤC 01
DÀN BÀI THẢO LUẬN DÀNH CHO THẢO LUẬN NHÓM
PHẦN GIỚI THIỆU
Kính chào quý Anh/ chị.
Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học ngành Quản trị khách sạn tại Trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh với nội dung nghiên cứu:
“Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại nhà
hàng Le Champa – Resort Spa Le Belhamy”. Tôi muốn tìm hiểu xem yếu tố
nào tác động đến động lực làm việc của người lao động khi làm việc tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy. Mọi ý kiến thẳng thắn của Anh/Chị đều đóng góp vào sự thành công của nghiên cứu này. Trong cuộc thảo luận này, không có quan điểm nào là đúng hay sai mà tất cảthông tin đều hữu ích. Rất mong nhận được sự thảo luận nhiệt tình của Anh/Chị.
A. Mục tiêu của cuộc thảo luận là mọi người cùng tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động khi làm việc tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy.
Những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động khi làm việc tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy sẽ được đánh giá bằng thang đo Likert – 5 mức độ: Hoàn toàn không hài lòng – Không hài lòng – Bình thường – Hài lòng – Hoàn toàn hài lòng.
I/ Cá nhân người lao động (CNNLD)
Dưới đây là những phát biểu đánh giá vềCá nhân người lao động, xin anh/ chị vui lòng cho biết:
- Theo anh/ chị có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Anh/ chị sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng và dễ hiểu hơn?
- Anh/ chị có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về Cá nhân người lao động không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Anh/ chị có niềm đam mê, yêu thích công việc hiện tại.
2. Anh/ chị có kỹnăng lắng nghe, giao tiếp và học hỏi khi tiếp xúc với môi trường làm việc.
3. Anh/ chị có kỹnăng nghiệp vụ tốt.
4. Anh/ chị có kinh nghiệm thực tế tại trường học cũng như trong quá trình đi làm trước đó.
5. Anh/ chị có thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp tốt. 6. Anh/ chị có đặt mục tiêu bản thân trong công việc.
II. Đặc điểm công việc (DDCV)
Dưới đây là những phát biểu đánh giá vềĐặc điểm công việc, xin anh/ chị vui lòng cho biết:
- Theo anh/ chị có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Anh/ chị sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng và dễ hiểu hơn?
- Anh/ chị có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về Đặc điểm công việc không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Công việc có bảng mô tảvà được phân công rõ ràng.
2. Công việc đòi hỏi anh/ chị phải có trình độ chuyên môn vững chắc đểđáp ứng tốt nhu cầu công việc: nghiệp vụ bàn, nghiệp vụbar, văn hóa ẩm thực,v.v..
3. Cường độ làm việc áp lực, quá sức đối với bản thân anh/ chị. 4. Anh/ chị có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. 5. Thời gian, chia ca làm việc và phân bổ ngày nghỉ linh động.
III. Đặc điểm tổ chức (DDTC)
Dưới đây là những phát biểu đánh giá về Đặc điểm tổ chức, xin anh/ chị vui lòng cho biết:
- Theo anh/ chị có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Anh/ chị sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng và dễ hiểu hơn?
- Anh/ chị có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về Đặc điểm tổ chức không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ, vui vẻ và thân thiện.
2. Trang thiết bị, bàn ghế, dụng cụ làm việc, v.v. tiện lợi, hiện đại và các thiết bị cũ, hư hỏng được thay thế kịp thời.
3. Tổ chức tham quan, nghỉ ưỡng, phong trào thểthao, văn nghệ tích cực. 4. Mức lương, thưởng tương xứng với khảnăng của anh/ chị.
5. Bảo đảm đóng BHXH, BHYT, khám sức khỏe định kỳ và các hỗ trợ ốm đau, thai sản đầy đủ.
6. Cơ hội thăng tiến, đánh giá thực hiện công việc dân chủ, công bằng, khuyến khích nhân viên làm việc.
7. Cơ cấu tổ chức xây dựng hợp lý, trách nhiệm và quyền hạn công việc được phân định cho nhân viên rõ ràng.
8. Đảm bảo chất lượng, cơ sở vật chất khi đào tạo kiến thức mới cho nhân viên.
IV. Môi trường bên ngoài (MTBN)
Dưới đây là những phát biểu đánh giá về Môi trường bên ngoài, xin anh/ chị vui lòng cho biết:
- Theo anh/ chị có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Anh/ chị sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng và dễ hiểu hơn?
- Anh/ chị có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về Môi trường bên ngoài không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Tác động của hội nhập TPP, ASEAN,... ảnh hưởng đến động lực làm việc của anh/ chị.
2. Tình trạng sinh viên dễ dàng xâm nhập ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn ảnh hưởng đến động lưc làm việc của anh/ chị.
3. Cho biết ý kiến về câu phát biểu: "Văn hóa khu vực có ảnh hưởng đến động lực làm việc của bản thân?".
4. Khách sạn xây dựng ồ ạt tại khu vực Hội An, Đà Nẵng ảnh hưởng đến động lực làm việc của anh/ chị.
V. Động lực làm việc (Y)
Dưới đây là những phát biểu đánh giá về Động lực làm việc, xin anh/ chị vui lòng cho biết:
- Theo anh/ chị có những phát biểu nào còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu?
- Anh/ chị sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rõ ràng và dễ hiểu hơn?
- Anh/ chị có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về Động lực làm việc không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
2. Bạn có hài lòng với những công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại nhà hàng.
3. Nhà hàng cải thiện, nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho người lao động. 4. Động lực làm việc có ý nghĩa quan trọng đối với anh/ chị.
B. Trong các nhân tố trên, Anh/ Chị cho rằng nhân tố nào là quan trọng nhất? Nhân tố nào ít quan trọng hoặc không quan trọng? Tại sao?
C. Anh/ Chị có thểđưa thêm nhân tố khác mà Anh/ Chị cho rằng tác động đến động lực làm việc của người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy không? Tại sao?
D. Thành phần tham gia cuộc thảo luận
STT HỌ VÀ TÊN VỊ TRÍ CÔNG TÁC
Cuộc thảo luận nhóm được thực hiện theo phương pháp trao đổi trực tiếp với những đối tượng tham gia. Câu hỏi đã chuẩn bị sẵn và chuyển đến cho những người tham gia để xin ý kiến đóng góp. Kết thúc cuộc thảo luận tiến hành ghi chép lại các nội dung mà mọi người đã thống nhất.
PHỤ LỤC 02
BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG
BẢNG CÂU HỎI
Xin chào các Anh/Chị,
Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo
động lực cho người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le
Belhamy”. Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu thái độ của Anh/ Chị đối với động lực
làm việc của người lao động. Tất cả các câu trả lời của Anh/Chị sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Sự trả lời khách quan của Anh/Chị sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này. Rất mong Anh/Chị dành một chút thời gian trả lời các câu hỏi liên quan ưới đây.
Xin chân thành cám ơn sựgiúp đỡ của các anh chị!
I. QUAN ĐIỂM CHUNG:
Xin Anh/Chị vui lòng trả lời bằng cách chọn một con sốở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độđồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau:
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý STT Câu hỏi Mức độđồng ý
Dưới đây là những phát biểu về Cá nhân người lao động
1 Anh/ chị có niềm đam mê, yêu thích công việc hiện tại 2 Anh/ chị có kỹ năng lắng nghe, giao tiếp và học hỏi khi
tiếp xúc với môi trường làm việc