6. Bố cục của khóa luận
2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội tác động đến phát triển du lịch Thành Phố
trườngkhách du lịch của cả vùng.
2- Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên - Nha Trang,
Ninh Chữ - Đà Lạt - thành phố Hồ Chí Minh, nối cố đô Huế - di sản văn hoá thế giới với thành phố Hồ Chí Minh - đô thị lớn nhất Việt Nam (theo quốc lộ 1A).
Về đường biển, Hải Phòng là địa phương có ưu thế hơn hẳn các địa phương khác trong vùng Bắc Bộ để phát triển tuyến du lịch đường biển. Thông qua Hải Phòng, vùng Bắc Bộ không những tiếp cận được với các thị trường khách du lịch từ các vùng khác trong cả nước mà còn nối với quốc tế.
Về đường hàng không, Hải Phòng có sân bay Cát Bi là sân bay thứ hai của vùng Bắc Bộ, nối Hải Phòng với các thị trường khách du lịch trong cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đồng thời là cửa khẩu quốc tế nối Hải Phòng với Ma Cao (Trung Quốc), bằng đường hàng không, đáp ứng được việc vận chuyển khách bằng các máy bay hành khách lớn.
Về đường sắt, Hải Phòng được nối với Hà Nội bằng tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội và tiếp nối với tuyến đường sắt đi Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), đi Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc) và nối với tuyến đường sắt xuyên Việt Bắc - Nam.
Hải Phòng vốn từ lâu đã nổi tiếng với những địa danh du lịch như Đồ Sơn, Cát Bà, khu du lịch Tràng Kênh - Việt Khê với nhiều di tích lịch sử, văn hoá - nghệ thuật, nhiều di tích cách mạng, danh lam thắng cảnh…
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến phát triển du lịch Thành PhốHải Phòng Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng là một trong các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch lớn của Việt Nam. Đây là một thành phố trẻ nhưng bất cứ lúc nào chúng ta cũng cảm nhận được sự năng động, sự thay da đổi thịt hàng ngày của thành phố; và sâu trong lòng thành phố lại chứa đựng biết bao giá trị văn hóa nhân văn - văn hóa lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hóa khác nhau trên nền tảng văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam
Trong những năm qua , nền kinh tế Hải Phòng đã có nhiều khởi sắc. Hải Phòng là một trung tâm kinh tế của miền bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói
chung. Dưới thời Pháp thuộc, Hải Phòng là thành phố cấp 1, ngang hàng với Sài Gòn và Hà Nội. Những năm cuối thế kỷ 19, người Pháp đã có những đề xuất xây dựng Hải Phòng thành "thủ đô kinh tế" của Đông Dương. Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội . Năm 2009, thu ngân sách nhà nước của địa phương đạt 34.000
tỷ đồng. Năm 2006 đóng góp khoảng 9.752 tỷ đồng và năm 2007 là 12.000 tỷ đồng. Năm 2011, thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 47.725 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010. Năm 2016 thu ngân sách đạt 62.640 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 45/63 tỉnh thành. Năm 2017, Theo Báo cáo số 341 của UBND TP Hải Phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017 thì tốc độ gia tăng kinh tế (GRDP) ước đạt 14,01%, cao nhất từ năm 1994 đến nay và cao nhất cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 21,6%, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6,3 tỷ USD, tăng 22,18%, vốn đầu tư toàn xã hội đạt 67.853 tỷ đồng, tăng 20,34%, sản lượng hàng qua cảng đạt trên 92 triệu tấn, tăng 16,67%, thu hút khách du lịch đạt trên 6,7 triệu lượt, tăng 12,45%, dư nợ tín dụng ước 102.042 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ [3].
Thu ngân sách trên địa bàn tăng cao, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 71.700 tỷ đồng, tăng 20,68% so với cùng kỳ, riêng thu nội địa 21.500 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ, hoàn thành chỉ tiêu thu nội địa theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) trước 3 năm. Kinh tế thành phố chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ, chuyển dần sang tăng trưởng hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, ngày càng có nhiều tập đoàn, công ty lớn trong nước và quốc tế đến đầu tư với công nghệ tiên tiến, hiện đại [3].
Hải Phòng là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc. Đến nay, Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng là
trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Hải Phòng đang phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước
Thành phố Hải Phòng có lợi thế du lịch về các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú. Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm, toàn hệ thống lãnh đạo Hải Phòng đã đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, gắn trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan đơn vị. Tập trung chỉ đạo việc chống thu thuế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thường xuyên bám sát tình hình sản xuất kinh doanh, tập trung tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Tổ chức định kỳ hội nghị đối thoại doanh nghiệphàng tháng. Tập trung giải quyết các thủ tục đầu tư kinh doanh, giải phóng và bàn giao mặt bằng kịp thời cho các tập đoàn đầu tư. Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa chủ lực, triển khai 4 đề án khuyến công quốc gia và 10 đề án khuyến công địa phương, vận động doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo trong nước và quốc tế. Tổ chức 67 khóa đào tạo cho doanh nghiệp , thu hút 2.692 học viên. Tăng cường kiểm tra thị trường nhằm kịp phát hiện và xử lý các đối tượng vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng. Đã kiểm tra 2.288 vụ, xử lý 1.432 vụ kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, xử phạt trên 3,54 tỷđồng [3].
Hải Phòng xác định mục tiêu năm 2018 sẽ đưa thành phố tiếp tục phát triển bứt phá với tốc độ cao, hướng tới xây dựng thành phố cảng xanh, thông minh hiện đại. Đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, nâng cao tổ chức thi hành pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử. Hi vọng với thế và lực sẵn có Hải Phòng sẽ thực hiện tốt chủ đề năm “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách nhà nước - cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh” [5, tr10].
Bên cạnh những tiềm năng nổi bật thì thành phố Hải phòng vẫn còn tồn tại hạn chế nhất định trong quá trình phát triển thương mại và dịch vụ du lịch theo xu hướng toàn cầu hóa. Điều đó cũng đặt ra cho thành phố những cơ hội và thách thử để duy trì, phát triển bền vững trong du lịch. Để thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững thành phố trong thời đại toàn cầu hóa, thành phố cần có những hoạt động tích cực để có thể vừa làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
lực cho sự phát triển kinh tế của thành phố, bên cạnh đó có thể duy trì được vẻ đẹp của môi trường tự nhiên.