6. Bố cục của khóa luận
3.3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường sức hấp dẫn của điểm đến
Sở du lịch thành phố Hải Phòng sẽ làm việc với các địa phương có cửa khẩu biên giới đường bộ, các địa phương là điểm đến hấp dẫn khách quốc tế... Từ đó giúp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương đón thêm khách quốc tế, đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự an toàn xã hội.
Sở du lịch thành phố Hải Phòng cũng đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: phát triển du lịch văn hóa gắn với thiên nhiên và du lịch thành phố; khai thác giá trị của nghệ thuật biểu diễn gắn với các nhà hát và cộng đồng địa phương; đổi mới hoạt động của bảo tàng và di tích lịch sử; đẩy mạnh phát triển du lịch ẩm thực...
Bên cạnh đó, Sở Du lịch thành phố Hải Phòng đề nghị Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan hữu quan; phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các hiệp hội du lịch vùng, địa phương và hội nghề nghiệp để triển khai chiến dịch kích cầu du lịch, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian tới thành phố Hải Phòng và ngành du lịch địa phương tiếp tục triển khai sâu rộng các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng dân cư về phát triển du lịch; tăng cường công tác quy hoạch, hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch như các trung tâm du lịch của thành phố Hải Phòng... và du lịch văn hóa, tâm linh phía Namcủa tỉnh.
triển bứt phá như: Quần thể Resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp…; chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch, đánh thức các tiềm năng sẵn có của địa phương; đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết du lịch, hỗ trợ du khách; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.
Xây dựng văn hóa du lịch là một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch đang được tỉnh quan tâm thực hiện, trong đó ban hành, áp dụng có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch đối với các khu, tuyến, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Đồng thời, tỉnh thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách; giáo dục nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư về giữ gìn và bảo vệ môi trường… nhằm từng bước khẳng định du lịch thành phố Hải Phòng là điểm đến an toàn, chất lượng và mến khách.
Cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Cần quy hoạch sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí…; Quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; Nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
- Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển, quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò các vùng di tích lịch sử, các điểm đến và khu du lịch; Xây dựng hình ảnh và thương hiệu, nhận diện du lịch quốc
gia có chiều sâu và tầm cao.