Nhóm giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch

Một phần của tài liệu Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố Hải Phòng (Trang 74 - 75)

6. Bố cục của khóa luận

3.3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch

UBND thành phố Hải Phòng và Sở du lịch thành phố cần xem xét và đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào việc cơ sở hạ tầng có được đầu tư tốt hay không và thái độ phục vụ cũng như trình độ của nhân viên. Vì vậy, phải chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong đó tập trung đào tạo kỹ năng nghề và thực hành homestay.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và các phương tiện giao thông quan trọng: hàng không, đường thủy, đường bộ, đường sắt và các tuyến giao

thông kết nối giữa các công trình du lịch; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch biển: cầu tàu du lịch, cảng biển du lịch, khu dịch vụ du lịch biển đảo tại thành phố Hải Phòng; tuyến đường ven biển; đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố Hải Phòng; nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phục vụ du lịch tại một số di tích và danh thắng; ưu tiên thu hút đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống cơ sở lưu trú, hình thành tổ hợp khách sạn kết hợp với trung tâm thương mại, kết hợp nghỉ dưỡng và tổ chức hội nghị, hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế.

Về cơ chế, chính sách: thuê tư vấn nước ngoài xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và hạ tầng du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư hạ tầng du lịch về thuế, tiền thuê đất, nhân lực... như các địa phương khác đã triển khai như Phú Quốc, Vân Ðồn, Sa Pa, Hạ Long, Quảng Bình; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; nghiên cứu phương án phát trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình đồng thời tăng cường áp dụng hình thức xã hội hóa như PPP, BOT, BT trong đầu tư hạ tầng du lịch; Ngân hàng Nhà nước vận động các Ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng , cho vay ứng trước để hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án hạ tầng du lịch theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả.

Về giải pháp phát triển du lịch bền vững: đẩy mạnh quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Bình Ðịnh về du lịch biển đảo, du lịch tâm linh và du lịch phi vật thể; tăng cường thu hút, đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao;

tập trung phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ cho du lịch đặc biệt tại các huyện, thị xã chung quanh thành phố Hải Phòng; sớm thiết lập hệ thống văn phòng đại diện du lịch thành phố Hải Phòng tại các trung tâm lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng và các nước trong khu vực như: Lào, Cam- pu-chia, Thái-lan.

Một phần của tài liệu Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố Hải Phòng (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)