5. Kết cấu khóa luận
2.1.4. Sơ lược bộ phận nhà hàng tại khách sạn
Đầu tiên, về mặt con người, đối với khách sạn có quy mô nhỏ (90 phòng) thì
trong thực tế, cơ cấu tổ chức bộ phận nhà hàng không được đầy đủnhư lý thuyết
Sơ đồ3: Sơ đồcơ cấu bộ phận nhà hàng theo lý thuyết
Cơ cấu tổ chức quản lý lao động tại bộ phận nhà hàng khách sạn Công Đoàn
được thiết lập theo mối quan hệ trực tuyến từ trên xuống dưới và mối quan hệ
chức năng giữa các bộ phận, như sơ đồdưới đây. ( sơ đồ 4)
Sơ đồ4: Sơ đồcơ cấu bộ phận nhà hàng thực tế tại Khách sạn Công Đoàn Hạ Long, Quảng Ninh
Bộ phận nhà hàng được chia làm hai bộ phận: bộ phận bàn bar và bộ phận bếp. Ở mỗi bộ phận đều có tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý và sắp xếp công
việc cho nhân viên bộ phận mình. Trong mỗi bộ phận, công nhân viên luôn có
sự liên lạc và tương trợ lẫn nhau. Đây là cơ cấu đơn giản đểcó thể quản lý cũng
như sử dụng nguồn nhân lực ở mức tối thiểu.
Tuy nhiên, khi so sánh với cơ cấu đầy đủ theo lý thuyết, có những khác biệt
sau :
- Không có quản lý riêng bộ phận nhà hàng, mà Giám đốc khách sạn quản
trịvà chịu trách nhiệm trực tiếp ( tương tựđối với bộ phận buồng Phòng )
- Bộ phận bàn, bar và bếp tương tác qua lại lẫn nhau dưới sự phụtrách của
tưởng bộ phận, trưởng bộ phận chịu sựgiám sát của giám đốc khách sạn.
- Bếp trưởng vửa là đầu bếp, bên dưới là các nhân viên bếp vừa thực hiện
công tác sơ chếvà vệ sinh.
- Bộ phận lễ tân và an ninh là chung của khách sạn, cùng phục vụ cho bộ
phận buồng Phòng.
Sự sai khác trên dẫn đến vai trò của giám đốc Khách Sạn là chỉ huy, điều
động trực tiếp các trưởng bộ phận mà không thông qua phó giám đốc hay trợ lý.
Đây cũng là mô thường gặp của các khách sạn có quy mô nhỏ, có ưu điểm là
tinh giản nhân lực, song nhược điểm là không đáp ứng hoạt động phục vụ trong
những mùa du lịch cao điểm, khi lượng khách tăng vọt và nhà hàng hoạt động
với tần suất cao.