Các chỉ số áp dụng trong nghiêncứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2019 - 2021) (Trang 57 - 59)

2.2.3.1. Một số đặc điểm dịchtễ

- Phân bố bệnh nhi theo giới tính: Tỉ lệnam/nữ.

- Phân bố bệnh nhi mắc bệnh theo thời điểm khởi phát triệu chứng: sớm ≤ 72 giờ; muộn: > 72 giờ.

- Tiền sử bệnh lý của mẹ: Các bệnh lý nhiễm khuẩn, suy giảm miễn dịch. - Tiền sử thai kỳ của mẹ: Tiền sử các lần khám thai, các bệnh lý nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai, tình trạng rau thai, ối…

- Tiền sử cuộc đẻ: Thời gian chuyển dạ, tình trạng nước ối, cách đẻ, tình trạng hồi sức sau sinh….

- Tiền sử điều trị tuyến trước: thủ thuật, phẫu thuật đã can thiệp, kháng sinh và các thuốc đã dùng…

- Bệnh khác được xác định khi nhập viện: dị tật bẩm sinh kèm theo….

2.2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng được ghi nhận khi có ít nhất 2 bác sỹ chuyên khoa sơ sinh xác nhận.

Các triệu chứng lâm sàng được đánh giá gồm:

- Triệu chứng toàn thân: Da niêm mạc, thân nhiệt, chức năng sống

- Triệu chứng tim mạch: Mạch, huyết áp, tưới máu, nước tiểu.

- Triệu chứng hô hấp: Đường thở, nhịp thở, tình trạng suy hô hấp, spO2 - Triệu chứng thần kinh: Ý thức, co giật, trương lực cơ.

- Triệu chứng tiêu hóa: Tình trạng dinh dưỡng, gan lách to…

2.2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng

Chỉ số cận lâm sàng được xác định theo phiếu kết quả của khoa xét nghiệm và đánh giá dựa trên phác đồ điều trị của Chương trình đào tạo chuyên gia sơ

sinh của Mạng lưới chăm sóc Bà mẹ và trẻ sơ sinh West Midlands 2019 được áp dụng tại Trung tâm sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương [10].

- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ: + Số lượng BC máu ngoại vi:

Giảm: <4x109/L; bình thường: 4-20 109/L; tăng: > 20x109/L + Nồng độ Hct: bình thường: ≥ 45%; giảm: < 45%.

- Số lượng TC: bình thường ≥100x109/L; giảm: <100x109/L - Xét nghiệm sinh hóa máu:

+ Na+: Giảm: ≤ 130mmol/L; tăng: >145 mmol/L; bình thường: 130–145mmol/L + K+: Giảm < 3,5mmol/l; tăng: >5,5mmol/L; bình thường: 3,5-5,5mmol/L + Glucose máu:

Giảm: < 2,5mmol/L; bình thường: 2,5 – 10 mmol/L; tăng >10 mmol/L + CRP: Bình thường: < 15mmol/L; Tăng: ≥ 15mmol/L

+ GOT: Bình thường: < 61mg/L; Tăng ≥ 61mg/L + GPT: Bình thường: < 50mg/L; Tăng: ≥ 50 mg/L + Creatinin: 19 – 44 umol/L; Tăng: > 44 umol/L + Albumin: Bình thường: ≥ 30 g/L; Giảm: < 30 g/L + Lactat: Bình thường: < 2 mmol/L; Tăng: ≥ 2 mmol/L - Xét nghiệm khí máu

pH: Toan: < 7,35; Bình thường: 7,35 – 7,45; Kiềm: > 7,45

pCO2: Giảm < 35mmHg; tăng: > 45 mmHg; bình thường: 35 - 45 mmHg BE: Giảm ≥ -10mEq/L; Bình thường < -10mEq/L

Lactat: Tăng: ≥ 2mmol/L; Bình thường: < 2 mmol/L - Xét nghiệm đông máu:

Prothombin: Giảm: < 60%; Bình thường: ≥ 60% Fib: Tăng: ≥ 4 g/L; Bình thường: < 4g/L

APTT: Tăng: > 40 giây; bình thường: ≤ 40 giây - Xét nghiệm dịch não tủy.

Xét nghiệm dịch não tủy được chỉ định và thực hiện ngay khi nghi ngờ nhiễm trùng thần kinh và đánh giá một số chỉ số sau:

Tế bào: Bình thường: < 21 bạch cầu/mL; tăng: ≥ 21 bạch cầu/mL. Protein: Bình thường < 1g/L; tăng ≥ 1g/L.

- Nghiên cứu đặc điểm chẩn đoán hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính sọ não, siêu âm qua thóp, cộng hưởng từ sọ não, siêu âm ổ bụng, chụp xquang ngực: được thực hiện và đọc kết quả bởi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.

- Xét nghiệm miễn dịch: Các chỉ số nCD64, mHLA-DR, SI

Đây là nghiên cứu đầu tiên tiến hành trên trẻ sơ sinh tại Việt Nam. Chúng tôi đã đánh giá trên 50 trẻ không có nhiễm khuẩn, 172 trẻ nhiễm khuẩn cấy máu âm tính và 85 trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn cấy máu dương tính.

2.3. Mục tiêu 2: Xác định và mức độ nhạy cảm kháng sinh của tác nhân hay gặp gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2019 - 2021) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)