Trong nghiên cứu của chúng tôi, S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (28,2%);
E. coli và K. pneu monia là nguyên nhân gây bệnh thứ hai với 16,5%;
GBSchiếm 8,2%; S. marcescens và C.albicanss chiếm 4,7%.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Mẫn Nguyên ở Bệnh viện trẻ em Hải Phòng cũng cho thấy, vi khuẩn Gram chiếm tỷ lệ cao hơn (73,8%), Gram dương chiếm 26,2%, trong đó cao nhất là K. pneumonia (35,7%) và A. bacter (28,6%) [48]. K. pneumonia cũng là căn nguyên của 14,8% NKH theo nghiên cứu của Trần Diệu Linh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016 [86].
Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Sundaram V cho thấy K. pneumonia
chiếm 50% nguyên nhân NKH sớm, E. coli chiếm 13,6%, Gram dương 4,5% và nấm 2,2% [120].
Trên toàn thế giới, E. coli là nguyên nhân thứ hai gây ra NKH khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 24% căn nguyên nhiễm khuẩn trong đó 81% trường hợp xảy ra ở trẻ sinh non [121].
Trong nghiên cứu của chúng tôi A. baumannii complex, B. cepacia đều chiếm tỷ lệ 3,5%, P. aeruginosa chiếm 2,4%.
Tỷ lệ nhiễm A.baumannii complex của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Daynia E. Ballot11,7% nhưng tỷ lệ các vi khuẩn Gram âm khác cao hơn [38].
Tỷ lệ nhiễm GBSở nhóm NKH sớm của chúng tôi thấp, chiếm 8,2%.Theo nghiên cứu của Trần Quang Hanh không có trẻ sơ sinh nhiễm GBS
sau sinh [53]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Trần Diệu Linh năm 2015 tại Bệnh viện phụ sản Trung ương cho thấy, GBS vẫn là nhóm vi khuẩn gây NKH hàng đầu ở giai đoạn sớm với 37% [86].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm NKH muộn, S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (19/33). Kết quả của chúng tôi cao hơn với Abebe Sorsa tại Ethiopia (18,2%) nhưng thấp hơn rất nhiều kết quả của Poonam Sharma tại Ấn Độ cho thấy (77,08%) [40], [119].
S. aureus là căn nguyên hàng đầu gây NKH sơ sinh các nước nhiệt đới. Đường lây truyền của S. aureus từ người chăm nuôi trẻ, nhân viên y tế hoặc các trang thiết bị y tế trong bệnh viện. Thời gian trẻ nằm viện càng dài, tỷ lệ NKH do
S. aureus càng tăng. Sundaram V báo cáo xu hướng gia tăng tỷ NKH sơ sinh do
S. aureus và giảm tỷ lệ vi khuẩn Gram âm năm 2009 tại Ấn Độ [120].
Chúng tôi có 4/85 bệnh nhi có nhiễm khuẩn ngoài da (viêm da mủ, áp xe) chiếm tỷ lệ 4,7%. Tất cả trẻ đều đến từ nhà và đều có kết quả cấy máu và cấy mủ dương tính tụ cầu.Nhiều khả năng vi khuẩn đã xâm nhập qua hàng rào da, niêm mạc vào máu gây nên tình trạng NKH ở các trường hợp bệnh này.
Đáng lưu ý trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ NKH khởi phát muộn GBS là 4/33 (11,4%). Kết quả của chúng tôi cao hơnBallot D.Evới tỷ lệGBStrong NKH khởi phát muộn là 2,5% [38]. GBS thường gây NKH khởi phát sớm, tuy nhiên, Panigrahi P đã báo cáo 1 trường hợp trẻ 50 ngày tuổi NKH doGBS [39]. Vì sao vi khuẩn có nguồn gốc từ mẹ lại có thể gây NKH muộn như vậy vẫn còn là vấn đề cần tìm hiểu thêm.