Một số can thiệp trong điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2019 - 2021) (Trang 132 - 133)

Thủ thuật xâm nhập

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ thở máy xâm nhậpchiếm 62,4%, tử vong trong nhóm thở máy chiếm47,2%; có 67,1% trẻ trẻ được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm trong đó 43,8% trẻ tử vong. Nghiên cứu trên nhóm sơ sinh NKH tại Thụy Sỹ năm 2018,Eric Giannoni báo cáotỷ lệ trẻ thở máy xâm nhập và tử vong ở nhóm thở máy lần lượt là 46,4% và 21%; tỷ lệ trẻ phải đặt catheter mạch máu trung tâm và tử vong trong nhóm đặt catheter là 41,0% và 16,0% [97]. Tỷ lệ trẻ phải thở máy, đặt catheter và tử vong trong nhóm trẻ can thiệp thủ thuật của chúng tôi cao hơn thể hiện tình trạng bệnh nhi của chúng tôi nặng hơn.

Thời gian thở máy xâm nhập trung bình 7,6±8,8 ngày, thời gian thở máy cao tần HFO là 2,8±2,9 ngày.Có 9/54 trẻ thở máy xâm nhập có thời gian thở kéo dài >15 ngày và 3/57 trẻ được đặt catheter trung tâm có thời gian đặt > 7 ngày. Nghiên cứu của Lê Kiến Ngãi trên trẻ sơ sinh thở máy tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, ở những trẻ thở máy kéo dài >15 ngày tỷ lệ mới mắc và tỷ suất mật độ mới mắc viêm phổi thở máy lần lượt là 70% và 50,3/1000 ngày thở máy [127]. Như vậy, thời gian thở máy càng kéo dài, nguy cơ trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn càng cao bao gồm cả viêm phổi và NKH.

Tỷ lệ trẻ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 30,6% nhưng không có bệnh nhi phải lọc máu và tim phổi nhân tạo (ECMO), hai kỹ thuật được sử dụng trong các trường hợp bệnh rất nặng, giai đoạn muộn. Trong tương lai cần thêm nhiều nghiên cứu để ứng dụng các phương pháp điều trị tích cực này cho trẻ NKH nhằm nâng cao tỷ lệ khỏi bệnh.

Kháng sinh sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn.

Chúng tôi nhận thấy thời gian sử dụng kháng sinh ngắn nhất là 1 ngày,

có tỷ lệ cao nhất.Bệnh nhi đã dùng kháng sinh tuyến trước trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 85,9% và tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn rất cao. Do đó, hầu hết trẻ phải kết hợp ít nhất 2 kháng sinh để điều trị, trong đó tỷ lệ trẻ tử vong ở nhóm dùng 7 kháng sinh và 8 kháng sinh lần lượt là 50% và 40%. Điều này cho thấy việc lựa chọn kháng sinh đúng ban đầu rất quan trọng để giảm nguy cơ kháng và tác dụng phụ của kháng sinh, tăng hiệu quả điều trị. Theo khuyến cáo của WHO, kết hợp ampicillin và gentamicin vẫn là lựa chọn đầu tiên trong điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh, tuy nhiên chỉ có 28,5% vi khuẩn Gram âm đáp ứng với phác đồ này. Kết hợp ceftazidime– amikacin có hiệu quả gấp 3 lần và làm giảm tỷ lệ tử vong so với kết hợp ampicillin– gentamicin. Về cơ bản, ampicillin không hiệu phải là kháng sinh nhạy cảm trong điều trị vi khuẩn Gram âm và liên cầu, do đó, cần cân nhắc khi sử dụng ampicillin như là một kháng sinh cơ bản trong phối hợp kháng sinh để điều trị NKH ở trẻ sơ sinh.Hơn nữa, 14,4% các chủng vi khuẩn Gram âm (56 trong số 390) đã kháng meropenem. Đây thực sự là điều đáng lo ngạivì meropenem có thể đại diện như kháng sinh cuối cùng để điều trị Klebsiellavà các vi khuẩn Gram âm kháng thuốc, những căn nguyên gây mầm bệnh phổ biến của NKH sơ sinh muộn và nhiễm khuẩn bệnh viện [128].

Máu và chế phẩm máu cần truyền cho bệnh nhi

Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tử vong trong nhóm trẻ phải truyền huyết tương tươi do giảm prothombin và fibirinogen là 66,7%, cao hơn nhiều nhóm trẻ phải truyền khối tiểu cầu, khối hồng cầu. Kết quả này của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Bùi Mẫn Nguyên tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Tác giảcho thấy nhóm sơ sinh tử vong do NKH có tỷ lệ prothombin và nồng độ fibrinogen trung bình giảm nặng so với nhóm trẻ sống (p < 0,001) [48].

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2019 - 2021) (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)