Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Trình tự thủ tục, giải thể doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. (Trang 28 - 34)

1.3.1. Quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể chính là tuyên bố chính thức của doanh nghiệp về việc doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động, là cơ sở pháp lý đầu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp. Trên cơ sở quyết định giải thể, các bước tiếp theo của thủ tục giải thể sẽ được tiến hành. Chính vì tính chất quan trọng như thế nên quyết định giải thể phải chặt chẽ về hình thức, đầy đủ về nội dung.

Đối với trường hợp “giải thể tự nguyện”, trước hết doanh nghiệp cần

tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể.

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; - Lý do giải thể;

Sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể.

Đối với trường hợp “giải thể bắt buộc”, Cơ quan đăng ký kinh doanh thông

báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành.

1.3.2. Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:

(1) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

(2) Nợ thuế;

(3) Các khoản nợ khác.

Đối với việc thanh toán các khoản nợ thì đây là vấn đề rất phức tạp, nên cần phải có quy định trình tự phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người liên quan.Pháp luật quy định về thứ tự thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp như trên là hợp lý, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của những người cần được thanh toán nợ.

Đối với nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết, được ưu tiên thanh toán trước tiên khi doanh nghiệp giải thể. Điều này là phù hợp, bởi lẽ, người lao động

luôn là đối tượng ở vị thế yếu trong quan hệ lao động, luôn cần được bảo vệ trong các mối quan hệ lao động. Trong đó, sự bảo vệ, bảo đảm về lợi ích vật chất, về các khoản tiền lương, tiền công, trợ cấp thôi việc, các quyền lợi ích khác trong quá trình lao động, đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp giải thể chính là việc làm thiết thực, có ý nghĩa nhất. Thực hiện tốt được điều này, người lao động sẽ có niềm tin vào doanh nghiệp, vào các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy người lao động tiếp tục cống hiến và sáng tạo hơn trong công việc, đồng thời góp phần thu hút được nhiều nguồn lao động, nhiều nhà đầu tư đến với thị trường Việt Nam.

Sau các khoản nợ thanh toán cho người lao động, thì doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán nợ thuế, đây là khoản nợ thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Nhà nước và đối với toàn dân. Doanh nghiệp được phép sử dụng các lợi ích công cộng, được hoạt động, kinh doanh trong môi trường lành mạnh thì việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ thuế là điều đương nhiên. Việc đảm bảo doanh nghiệp phải thanh toán nợ thuế khi giải thể là đảm bảo sự công bằng về việc thực hiện nghĩa vụ xã hội.

Và cuối cùng, khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ thanh toán nợ theo thứ tự trên thì lúc này doanh nghiệp mới xem xét thanh toán các khoản nợ khác, như là các khoản nợ đối với các khách hàng, các khoản nợ đối với chủ đầu tư…Đây là các khoản nợ được xem xét và xử lý sau cùng, bởi lẽ, các khoản nợ này không mang tầm quan trọng và có ý nghĩa quyết định như đối với các khoản nợ người lao động và nợ thuế của Nhà nước.

1.3.3. Hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể chỉ được xem là hoàn thành khi cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Để hoàn tất thủ thục giải thể thì doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Các nghĩa vụ đó bao gồm nghĩa vụ đối với nhà nước, nghĩa vụ theo hợp

đồng, nghĩa vụ đối với người lao động... Các nghĩa vụ này do chính doanh nghiệp chủ động tự thực hiện trên cơ sở đảm bảo chứng minh với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thực hiện đó thông qua hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh – khi đó doanh nghiệp xem như giải thể. Để hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật phải nộp hồ sơ giải thể, gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau: Thông báo về giải thể doanh nghiệp; Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có); Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có); Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trường hợp giải thể theo hồ sơ, thì sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tiểu kết chương

Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, thông qua đó để tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải chấm dứt sự tồn tại của mình bằng cách giải thể doanh nghiệp do sự thỏa thuận hoặc vi phạm pháp luật. Trong quá trình xem xét đối với doanh nghiệp, yếu tố tài sản, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu tố quyết định việc doanh nghiệp rút khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể hay phá sản.

Giải thể doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng hình thức tự nguyện hoặc bị bắt buộc. Hình thức giải thể doanh nghiệp và các trường hợp chấm dứt hoạt động khác của doanh nghiệp có những điểm khác nhau đặc trưng cơ bản. Mặt khác, trong giải thể doanh nghiệp bằng hình thức tự nguyện và giải thể doanh nghiệp bằng hình thức bắt buộc cũng có những điểm khác nhau nhất định. Do đó, đòi hỏi, khi quyết định và thực hiện trình tự thủ tục tiến hành giải thể doanh nghiệp có những điều cần hết sức chú ý. Đó là nội dung nghiên cứu cơ bản của chương 1. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận, các vấn đề liên quan đến giải thể doanh nghiệp sẽ là tiền đề phục vụ cho quá trình nghiên cứu nội dung chương 2 về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Trình tự thủ tục, giải thể doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w