Giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hiện thủ tục giải thể doanh

Một phần của tài liệu Trình tự thủ tục, giải thể doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. (Trang 73 - 81)

doanh nghiệp tại Việt Nam

Để việc thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới thì có thể tiến hành một số giải pháp sau:

Một là, Hiện nay, về phía cơ quan thuế đã có cơ sở dữ liệu riêng theo dõi về

tình hình nộp thuế của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh có cơ sở dữ liệu riêng theo dõi các thông tin đăng ký doanh nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới cần nghiên cứu, đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các cơ sở dữ liệu này nhằm chia sẻ thông tin, phối hợp giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, cũng như cơ quan hải quan và cơ quan bảo hiểm xã hội.

Hai là, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, nhưng vẫn

đảm bảo được mục tiêu quản lý nhà nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh cũng là một trong những giải pháp quan trọng để cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện. Theo đó, cần xây dựng cơ chế cấp Mã số doanh nghiệp tự động để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; nghiên cứu, hoàn thiện các ứng dụng, dịch vụ trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người sử dụng và hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh việc công khai hóa thông tin và thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp; tăng cường công tác truyền thông và các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử để giúp giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Ba là, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tại các

cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan liên quan đến việc thực hiện các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp như là cơ quan thuế, các tổ chức kiểm toán, cơ quan đăng ký doanh nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền trong thanh tra kiểm tra. Việc tăng cường bồi dưỡng có thể thực hiện thông qua tổ chức các lợp tập huấn, các hội nghị, hội thảo có tính liên kết…, hoặc thông qua các hoạt động nghiên cứu, bồi dưỡng theo chuyên đề…

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động thực hiện

trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp của các cơ quan có thẩm quyền, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục giải thể doanh nghiệp cho các doanh nghiệp. Tùy theo tính chất mức độ mà có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể tăng cường công tác thanh tra kiểm tra theo hình thức ngành dọc hoặc kiểm tra chéo. Như vậy, sẽ hạn chế được tình trạng bao che vi phạm hoặc bỏ lọt những hành vi vi phạm.

Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giải thể doanh

nghiệp thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nắm rõ các quy định pháp luật, quy trình xử lý khi doanh nghiệp giải thể.

Sáu là, tăng cường xây dựng các tổ chức về cả số lượng và chất lượng hỗ trợ

doanh nghiệp về pháp lý hoặc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục giải thể khi làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tiểu kết chương

Nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp, trong thời gian tới cần định hướng xây dựng và hoàn thiện hơn nữa các chế định hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện giải thể doanh nghiệp hiện nay, đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam; cần tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, hướng dẫn đối với hoạt động giải thể doanh nghiệp; Và thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, tăng cường công tác phối hợp trong giải quyết thủ tục giải thể cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng.

Từ những định hướng này, tiến hành thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp như xây dựng quy trình liên thông trong giải quyết thủ tục giải thể doanh nghiệp trong đó xác định cơ quan đầu mối tiếp nhận và trả kết quả là cơ quan đăng ký doanh nghiệp; thực hiện đồng thời thủ tục giải thể doanh nghiệp và giải thể đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh); thực hiện liên thông, đồng thời thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp và mã số thuế đơn vị phụ thuộc; …Và thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng như nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chia sẻ dữ liệu trên các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế, cơ quan hải quan; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu quản lý nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giải thể doanh nghiệp…

Việc thực hiện các giải pháp cần được xem xét và tiến hành thống nhất và đồng bộ để đạt được hiệu quả cao nhất. Đây chính là nội dung nghiên cứu của chương 3.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, đặc biệt với những diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng không thể tiếp tục buộc phải tự giải thể hoặc giải thể theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

Nhìn chung, khuôn khổ pháp lý hiện hành về trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp đã rõ ràng, minh bạch để doanh nghiệp thực hiện. Luận văn thể hiện cách nhìn khách quan của tác giả đối với thủ tục giải thể đã được đổi mới căn bản trong Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong vấn đề giải thể doanh nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân.Đòi hỏi cần có những giải pháp mang tính hoàn thiện về pháp luật giải thể doanh nghiệp, đồng thời cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp.

Việc lựa chọn đề tài nhằm nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành về giải thể doanh nghiệp, những khó khăn, vướng mắc, bất cập. Và từ đó để xuất một số giải pháp phù hợp. Bài viết hi vọng sẽ đem lại nhiều nhận định có thể góp phần hoàn thiện hóa các văn bản pháp luật hiện hành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾN VIỆT

1. Nguyễn Thị Dung, Thực trạng pháp luật về giải thể doanh nghiệp, một số đánh giá và kiến nghị hoàn thiện – Tạp chí Luật học số 10/2012;

2. Hoàng Thị Huế, Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM, (2013), Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội;

3. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội.

4. Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12/06/1999, Hà Nội.

5. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội.

6. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Hà Nội.

7. Quốc hội (2013), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Hà Nội.

8. Quốc hội (2013), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Hà Nội.

9. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015, Hà Nội.

10. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH1, Hà Nội.

11. Hoàng Thanh Tuấn, Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 –Web Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.

12. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật thương mại, Nxb Bộ Tư pháp, Hà Nội.

13. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật thương mại, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

14. Viện nghiên cứu phát triển doanh nghiệp (2012), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2011, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội

TÀI LIỆU TRÊN INTERNET

15. Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về giải thể doanh nghiệP; https://svhlu.blogspot.com/2016/03/binh-luan-cac-quy-inh- cua-phap-luat.html

16. Có ra quyết định thi hành án với doanh nghiệp bị giải thể không?; https://kiemsat.vn/co-ra-quyet-dinh-thi-hanh-an-voi-doanh-nghiep- bi-giai-the-khong-50933.html ;

17. Doanh nghiệp "chết" dễ nhưng không dễ “khai tử”; https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-chet-de-nhung-khong-de-khai-tu- 733643.htm

18. Đại biểu QH đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân vì sao số doanh nghiệp giải thể tăng cao; http://cafef.vn/dai-bieu-qh-de-nghi-chinh- phu-lam-ro-nguyen-nhan-vi-sao-so-doanh-nghiep-giai-the-tang-cao- 20181026102336761.chn

19. Đơn giản hóa thủ tục giải thể doanh nghiệp;

http://baodauthau.vn/dau-tu/don-gian-hoa-thu-tuc-giai-the-doanh- nghiep-8221.html

20. Hơn 43.000 doanh nghiệp thành lập mới 4 tháng đầu năm; https://vov.vn/kinh-te/hon-43000-doanh-nghiep-thanh-lap-moi-4- thang-dau-nam-903740.vov

21. Lần đầu số doanh nghiệp giải thể và "chết lâm sàng" vượt số thành lập mới; http://cafef.vn/lan-dau-so-doanh-nghiep-giai-the-va-chet- lam-sang-vuot-so-thanh-lap-moi-20190301090145458.chn

22. Mỗi ngày có hơn 45 doanh nghiệp giải thể trong năm 2018 ;

http://vneconomy.vn/moi-ngay-co-hon-45-doanh-nghiep-giai-the- trong-nam-2018-20181227163333466.htm ;

23. Một số thay đổi nổi bật về thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy

định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014;

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/599/3704/mot-so-thay- doi-noi-bat-ve-thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep-theo-quy-dinh-tai-luat- doanh-nghiep-nam-2014.aspx

24. Phân biệt giải thể doanh nghiệp với các trường hợp chấm dứt hoạt động khác của doanh nghiệp; https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin- tuc/611/3485/phan-biet-giai-the-doanh-nghiep-voi-cac-truong-hop- cham-dut-hoat-dong-khac-cua-doanh-nghiep.aspx

25. Thứ tự thanh toán các khoản nợ khi giải thể doanh nghiệp; http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Thu-tu-thanh-toan-cac- khoan-no-khi-giai-the-doanh-nghiep/243163.vgp

26. Thực tiễn và khó khăn khi tiến hành giải thể doanh nghiệp ;

https://phamlaw.com/thuc-tien-va-kho-khan-khi-tien-hanh-giai-the- doanh-nghiep.html

27. Vướng mắc, bất cập trong thủ tục giải thể doanh nghiệp hiện nay và biện pháp tháo gỡ; https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-

tuc/599/3704/mot-so-thay-doi-noi-bat-ve-thu-tuc-giai-the-doanh- nghiep-theo-quy-dinh-tai-luat-doanh-nghiep-nam-2014.aspx 28. Vi phạm thuế với doanh nghiệp giải thể: Lúc phạt, lúc không;

https://tuoitre.vn/vi-pham-thue-voi-doanh-nghiep-giai-the-luc-phat- luc-khong-1323312.htm

Một phần của tài liệu Trình tự thủ tục, giải thể doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w