doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
2.2.1. Thực trạng giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Trong tiến trình hội nhập kinh tế, Việt Nam thời gian qua đã có rất nhiều bước tiến trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Sự hình thành và vai trò của các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọngtrong kết quả phát triển kinh tế, ổn định chính trị văn hóa xã hội của quốc gia. Hiện nay số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã và đang hình thành ngày càng nhiều, với nhiều loại hình doanh nghiệp phong phú đa dạng, đặc biệt là sự phát triển mạnh của loại hình doanh nghiệp tư nhân, sự xuất hiện của nhiều tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn mạnh.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2018 có trên 131.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1,47 triệu tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017. Trong đó, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp
thành lập mới đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2%. Nếu tính cả 2,4 triệu tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2018 là 3,88 triệu tỷ đồng. Đáng chú ý, trong năm 2018 còn có 34.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 28,6% so với năm trước, từ đó nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm nay lên 165.000 doanh nghiệp 22.
Song song đó, thì số lượng doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hoặc vì những nguyên nhân nhất định mà phải tạm ngừng kinh doanh, chờ giải thể và hoàn tất giải thể cũng tăng nhanh và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Đặc biệt, trong đó số doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng mạnh.
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động tăng gần 50% so với năm ngoái, ở mức 90.651 doanh nghiệp. Trong số đó, bao gồm
27.126 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 63.525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2018 cũng lên đến 16.314 doanh nghiệp, tăng 34,7% so với năm trước. Như vậy, trung bình mỗi ngày có 45 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Trong đó, có 14.880 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,2% số doanh nghiệp phá sản 22.
Trong 2 tháng đầu năm 2019, có 13.692 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 3.156 doanh nghiệp đã giải thể, 13.519 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới chỉ là 15.979 doanh nghiệp. Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong tháng 2/2019, cả nước có 5.900 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 96.300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có
10.191 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên gần 26.200 doanh nghiệp. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới 2 tháng đầu năm 2019 là
164.000 người, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 2 tháng đầu năm 2019 là 3.156 doanh nghiệp, tăng 24,8% so với cùng kỳ, trong đó có 2.907 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy, công nghiệp chế biến, xây dựng 21
Qua các số liệu cho thấy sự đóng góp của các doanh nghiệp trong mục tiêu phát triển chung của quốc gia là vô cùng lớn, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập lớn, đông đảo, nhưng số lượng doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh, sản xuất trong đó có giải thể doanh nghiệp chiếm số lượng không nhỏ.
Trong mọi nền kinh tế thị trường luôn có một tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp bị giải thể, phá sản; việc đào thải, thanh lọc là một quy luật khách quan của nền kinh tế. Theo đó, những doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại bỏ để thay vào đó là những doanh nghiệp mới với những ý tưởng kinh doanh mới có chất lượng hơn. Những hạn chế gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khiến số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh, phá sản, giải thể ngày càng tăng phải kể đến là do quy định pháp lý về đầu tư, kinh doanh vẫn còn sự chồng chéo, bất cập; quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh vẫn là rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp; doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực như tín
dụng, đất đai; hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó dễ cho doanh nghiệp vẫn còn xảy ra...
2.2.2. Tình hình áp dụng pháp luật về trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Theo thống kê nghiên cứu về số liệu các doanh nghiệp mới thành lập và giải thể trong thời gian gần đây cho thấy, tình hình doanh nghiệp Việt Nam bị giải thể ngày càng nhiều, gia tăng lớn về số lượng. Điều này kéo theo việc lượng công việc thực hiện các quy định, trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp cho các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải có cơ chế đáp ứng được việc giải quyết thủ tục giải thể doanh nghiệp được đảm bảo chính xác, nhanh chóng, kịp thời.
Thông qua kết quả giải quyết giải thể các doanh nghiệp, có thể thấy, các cơ quan có thẩm quyền về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu, tình hình giải thể doanh nghiệp. Thực hiện áp dụng các quy định pháp luật trong việc thực hiện thẩm quyền, trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp có nhiều điểm tiến bộ, đổi mới, góp phần giải quyết giải thể doanh nghiệp được nhanh chóng, đặc biệt là trong vấn đề đảm bảo việc doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ thanh toán các khoản nợ theo quy định. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động giải thể doanh nghiệp trong thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhất định. Nhiều trường hợp tiến hành chậm, gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp, người lao động và những người liên quan đến doanh nghiệp giải thể. Nguyên nhân khiến tình hình giải thể doanh nghiệp bị chậm là do chịu sự tác động ảnh hưởng của một số hoạt động khác có liên quan như quyết toán thuế, hoặc do một số nguyên nhân khác thuộc lỗi của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi xem xét giải quyết giải thể cho doanh nghiệp. Cụ thể:
- Giải thể doanh nghiệp bị chậm là do chậm quyết toán thuế.
Điển hình như trường hợp: Công ty TNHH Trương Trí Nguyễn (Q.Tân Phú, TP.HCM) có quyết định và nộp hồ sơ giải thể từ ngày 31-12- 2013, nhưng đã 15 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ, nhưng đã quá thời hạn quá lâu mà Công ty vẫn chưa được kiểm tra quyết toán thuế 17.
Công ty đã phát hành hóa đơn và có số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp thấp hơn số thuế tạm tính nên thuộc diện phải kiểm tra quyết toán thuế trước khi giải thể.
Doanh nghiệp đã hai lần gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xem xét hồ sơ và tiến hành kiểm tra để doanh nghiệp sớm hoàn tất thủ tục giải thể, một lần vào tháng 5-2014 và một lần vào tháng 10-2014 nhưng đến nay Chi cục Thuế quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đến kiểm tra, trong khi thời gian giải quyết cho doanh nghiệp theo quy định là 15 ngày làm việc. Như vậy, quy định là giải quyết là 15 ngày nhưng doanh nghiệp đã phải chờ đến 15 tháng vẫn chưa được giải quyết. Sau gần sáu tháng kể từ khi có cơ chế cho phép cơ quan thuế sử dụng kết quả của các công ty kiểm toán độc lập, đại lý thuế để thực hiện kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp giải thể, nhưng đến nay chưa có trường hợp nào được áp dụng cơ chế này.
Hay như một trường hợp khác là Công ty đầu tư SGBA (Quận 3, TP Hồ Chí Mi do kinh tế khó khăn, kinh doanh không hiệu quả nên xin giải thể từ cuối tháng 12-2014 nhưng quá thời hạn giải quyết vẫn đang phải chờ. Từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến thời điểm xin giải thể, doanh nghiệp này vẫn chưa phát hành, sử dụng hóa đơn, chưa phát sinh doanh thu và đã có văn bản cam kết gửi đến cơ quan thuế.
Việc chậm giải quyết hồ sơ cho các doanh nghiệp như vậy khiến doanh nghiệp phải chờ đợi và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi hoạt động
kinh doanh đã ngưng một thời gian dài nhưng con dấu vẫn chưa trả được, chứng từ vẫn phải lưu. Nếu đến một thời gian cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện doanh nghiệp nộp thiếu thuế thì khi đó doanh nghiệp không chỉ bị truy thu mà còn bị phạt theo quy định. Như vậy, chỉ vì sự chậm trễ trong hoạt động của cơ quan có thẩm quyền đối với việc quyết toán thuế mà doanh nghiệp gặp phải khó khăn, và có thể là bị thiệt hại. Điều này, cần phải được xem xét và có biện pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp, mà còn đối với các đối tượng được thanh toán nợ khi doanh nghiệp bị giải thể.
- Trường hợp chậm giải thể do một số nguyên nhân khác
Thực tiễn thực hiện trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam còn cho thấy, tình trạng một số doanh nghiệp bị chậm giải thể là do sự vi phạm của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ công vụ. Ví dụ như chi nhánh Công ty xây dựng vận tải Thành Đông đặt tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh cũng xin chấm dứt hoạt động từ ngày 15-12-2014 với lý do không có kế hoạch kinh doanh khả thi. Tuy nhiên phải sau gần bốn tháng chi nhánh này mới được giải quyết cho giải thể. Theo đánh giá thì với trường hợp này rất dễ trong việc thực hiện thủ tục giải thể do chi nhánh chưa phát hành hóa đơn, tại thời điểm giải thể doanh nghiệp không còn nợ thuế. Nhưng đã nhiều lần doanh nghiệp liên hệ thì đều được trả lời là “vẫn phải chờ”. Vậy, câu trả lời vẫn phải chờ này của cơ quan có thẩm quyền thực hiện giải thể cho doanh nghiệp phải được xác định là tại sao phải chờ. Cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với những trường hợp cán bộ có thẩm quyền giải quyết việc giải thể cho doanh nghiệp bị chậm mà không đưa ra được lý do phù hợp với quy định pháp luật.
Việc chậm giải quyết cho các doanh nghiệp xin giải thể sẽ tạo áp lực tâm lý rất lớn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ e ngại vì trách nhiệm do chưa trả được con dấu. Ngay cả công ty dịch vụ tư vấn thuế cũng rất khó giải thích với khách hàng vì sao việc giải quyết thủ tục giải thể lại lâu như vậy, dù có những trường hợp hoàn toàn có thể giải quyết dễ dàng, chẳng hạn các doanh nghiệp chưa phát hành hóa đơn. Do đó trước khi nhận hồ sơ, các đại lý khai thuế cũng phải cảnh báo với khách hàng rằng việc giải quyết hồ sơ rất lâu. Nếu doanh nghiệp chưa được quyết định giải thể thì chủ các doanh nghiệp này muốn mở công ty cổ phần khác cũng không thể đứng tên làm giám đốc được do Luật doanh nghiệp quy định giám đốc công ty cổ phần không được làm giám đốc công ty khác.
Để giải quyết tình trạng chậm giải thể doanh nghiệp do vấn đề quyết toán thuế thì hiện nay, pháp luật Việt Nam đã cho phép cơ quan thuế đặt hàng và sử dụng kết quả của các công ty kiểm toán độc lập, đại lý thuế để thực hiện kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động là một bước tiến rất lớn giúp đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, tránh tình trạng ùn ứ như hiện nay. Biện pháp này cũng làm giảm gánh nặng xử phạt với người nộp thuế, đồng thời đẩy mạnh huy động ngân sách cho Nhà nước. Tuy nhiên, cho biết đến nay chưa có trường hợp nào được sử dụng kết quả của cơ quan kiểm toán, đại lý thuế để giải quyết hồ sơ xin giải thể do Tổng cục Thuế chưa có hướng dẫn.
Do chưa có hướng dẫn nên hiện cơ quan thuế vẫn thực hiện theo phương án cũ là cơ quan thuế tự thanh tra, kiểm tra. Nhưng với khoảng
14.000 doanh nghiệp xin giải thể hằng năm như hiện nay, cơ quan thuế không đủ lực lượng thanh tra, kiểm tra vì với mỗi hồ sơ cần ít nhất hai cán bộ thuế làm việc trong vòng năm ngày. Do vậy mỗi năm Cục Thuế chỉ
kiểm tra 7-8% doanh nghiệp trên địa bàn nhằm chống thất thu thuế, nên hồ sơ xin giải thể tồn rất nhiều.
Theo quy trình, sau khi được cơ quan thuế xác nhận đã hoàn tất nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp mới được đến gặp sở kế hoạch và đầu tư để làm thủ tục trả giấy phép và con dấu, hoàn thành nghĩa vụ. Việc chậm trễ giải quyết hồ sơ xin giải thể khiến doanh nghiệp khổ sở vì phải đi lại liên hệ nhiều lần, làm công văn gửi, lưu giữ hồ sơ... Ngoài ra, dù trên dữ liệu của ngành thuế là doanh nghiệp đã ngưng hoạt động nhưng dữ liệu của cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn còn. Doanh nghiệp đã chấm dứt tồn tại trên thực tế nhưng trên lý thuyết vẫn thì vẫn còn hoạt động do chưa giải thể, trả con dấu, điều này gây nên rất nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. 18