Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Trình tự thủ tục, giải thể doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. (Trang 67 - 73)

Việt Nam hiện nay

Nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, có thể xem xét thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, xây dựng quy trình liên thông trong giải quyết thủ tục giải thể doanh

nghiệp trong đó xác định cơ quan đầu mối tiếp nhận và trả kết quả là cơ quan đăng ký doanh nghiệp

Với trường hợp này, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục nội bộ và ra quyết định giải thể doanh nghiệp; Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải thể, doanh nghiệp niêm yết quyết định giải thể tại trụ sở (niêm yết tại vị trí thuận tiện cho việc đọc) và gửi quyết định giải thể tới các chủ nợ, ngân hàng, cơ quan đăng ký kinh doanh; Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp,

cơ quan đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và gửi thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp kèm theo quyết định giải thể tới các cơ quan nhà nước có liên quan như: Cơ quan công an, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan thuế (Cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp);

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan đăng ký doanh nghiệp, các cơ quan có liên quan căn cứ vào chức năng quản lý, có trách nhiệm xem xét và có văn bản phúc đáp về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận (nêu rõ lý do) việc doanh nghiệp giải thể tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp; Trường hợp các cơ quan có liên quan có văn bản đồng ý về việc doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ theo lĩnh vực quản lý của mỗi ngành, thì cơ quan đăng ký doanh nghiệp gửi thông báo tới doanh nghiệp yêu cầu nộp bộ hồ sơ gồm đầy đủ các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận mã số thuế (nếu có); Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, con dấu;... Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh ra quyết định về việc doanh nghiệp đã giải thể thành công và gửi tới doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước có liên quan nêu trên để phục vụ quá trình theo dõi quản lý doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế, cơ quan hải quan, chủ nợ,...Trường hợp các cơ quan chuyên ngành khác có ý kiến doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để giải thể (nêu rõ lý do), cơ quan đăng ký doanh nghiệp gửi thông báo tới doanh nghiệp và đề nghị doanh nghiệp đến các cơ quan chuyên ngành có liên quan để hoàn tất nghĩa vụ của mình (ngoại trừ cơ quan công an).

Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày cơ quan đăng ký doanh nghiệp có thông báo đề nghị doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ tài chính, nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ (thuế, bảo hiểm xã hội,...) thì cơ quan đăng ký doanh nghiệp phối hợp với cơ quan thuế xem xét tình trạng doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không, nếu có thì cơ quan thuế gửi thông báo tới Tòa án về trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, không đủ điều kiện để thực hiện thủ tục giải thể.

Hai là, thực hiện đồng thời thủ tục giải thể doanh nghiệp và giải thể đơn vị phụ

thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT, trước khi giải thể, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành chấm dứt hoạt động của các đơn vị phụ thuộc, và cũng theo quy định này doanh nghiệp vẫn phải thực hiện 2 thủ tục riêng lẻ gồm thủ tục giải thể doanh nghiệp và thủ tục giải thể đơn vị phụ thuộc. Quy định trên vẫn chưa thật sự đơn giản hóa và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp và giải thể đơn vị phụ thuộc. Do vậy, đề xuất hướng sửa đổi như sau: Phân định rõ thủ tục giải thể đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) thành hai trường hợp.

- Chỉ giải thể, chấm dứt hoạt động của đơn vị phụ thuộc. Trường hợp này thực hiện theo quy định hiện hành.

- Giải thể doanh nghiệp dẫn tới giải thể đơn vị phụ thuộc. Đối với trường hợp này, đề xuất thực hiện đồng thời thủ tục giải thể doanh nghiệp và giải thể đơn vị phụ thuộc. Trong quyết định giải thể doanh nghiệp sẽ gồm nội dung về giải thể các đơn vị phụ thuộc, cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi tiếp nhận quyết định giải thể này có trách nhiệm gửi thông tin tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt đơn vị phụ thuộc để

phối hợp thực hiện giải thể đồng thời cả doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc.

Ba là, thực hiện liên thông, đồng thời thủ tục đóng mã số thuế doanh

nghiệp và mã số thuế đơn vị phụ thuộc.

Điều 15 Thông tư 80/2012/TT-BTC quy định hai bộ hồ sơ đối với thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế doanh nghiệp và thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế đơn vị phụ thuộc. Trong khi, để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã phải thực hiện xong thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế (bao gồm quyết toán thuế của các đơn vị phụ thuộc). Quy định như trên là chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như chưa đảm bảo tính đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Ngoài ra, tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Thông tư 80/2012/TT-BTC, quy định về việc "Sau khi đơn vị chủ quản giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại, nếu một số đơn vị trực thuộc vẫn tiếp tục hoạt động thì các đơn vị trực thuộc này phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trực thuộc và thực hiện đăng ký thuế mới với cơ quan thuế như một đơn vị độc lập" là không thống nhất với quy định tại Khoản 1, Điều 24 Thông tư 01/2013/TT- BKHĐT.

Do vậy, đề xuất sửa đổi lại quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Thông tư 80/2012/TT-BTC theo hướng như sau: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản (doanh nghiệp), Cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở có trách nhiệm gửi thông tin về việc đóng mã số thuế doanh nghiệp tới Cục thuế nơi doanh nghiệp đặt đơn vị phụ thuộc. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin này, Cục thuế nơi đặt đơn vị phụ thuộc tự động tiến hành đóng mã số thuế đơn vị phụ thuộc cho doanh nghiệp.

Bốn là, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (thuế, đăng ký

doanh nghiệp,...) trong việc thông báo doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể gửi tới cơ quan Tòa án.

Vì vậy, đề nghị tại quy định của pháp luật về thuế và đăng ký doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đặc biệt là cơ quan thuế trong việc thông báo tới Tòa án về trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Năm là, quy định rõ sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan

trong thực hiện thủ tục xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp Theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Thông tư 128/2013/TT-BTC, cơ quan nhà nước có thể đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế gửi Tổng cục Hải quan, tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp vẫn phải đi xin xác nhận của cả cơ quan thuế và cơ quan hải quan về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình. Trong khi, để thực hiện việc này cơ quan thuế hoàn toàn có thể chủ động, phối hợp với cơ quan hải quan để đề nghị cung cấp thông tin. Do vậy, để giảm thiểu gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp, tăng tính liên thông, phối hợp giải quyết giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan đề nghị bổ sung quy định tại Thông tư 80/2012/TT-BTC việc cơ quan thuế (Cục thuế) có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan để xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Theo đó, quy định rõ thời gian để hai cơ quan phối hợp giải quyết thủ tục xác nhận này.

Sáu là, tăng chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện thủ tục giải thể

doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã ngừng hoạt động

Để tăng ý thức, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật trong việc tuân thủ pháp luật, cũng như có cơ chế pháp lý rõ ràng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý những đối tượng

này, cần thiết lập và quy định rõ các biện pháp chế tài đối với chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong trường hợp không tuân thủ quy định về giải thể doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng khó khăn, phải tạm ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Trình tự thủ tục, giải thể doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w