Một số hạn chế trong việc thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện Đông Giang

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 55 - 58)

- Đầu tư xây dựng mớ

2.3.2. Một số hạn chế trong việc thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện Đông Giang

của huyện Đông Giang

2.3.2.1. Hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB

Công tác kế hoạch vốn chưa gắn với quy hoạch xây dựng: bố trí ngân sách hàng năm cho quy hoạch còn thấp, chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu công khai các loại quy hoạch, thiếu kiểm tra việc thực hiện đầu tư theo quy hoạch, gây lãng phí vốn, cách thức thẩm tra dự án còn đơn giản, chưa xác định được mức độ cần thiết và lợi ích đem lại cho xã hội so với chi phí đầu tư. Một số công trình thi công chậm tiến độ, kéo dài, không hoàn thành đúng theo thời gian hợp đồng đã ký kết, phải gia hạn thời gian thực hiện dự án và gia hạn thời hợp đồng làm ảnh hưởng đến mục tiêu, hiệu quả của dự án như xây dựng mới khu thể thao liên hợp huyện, Công viên văn hóa Cơtu, Bãi chốn lấp rác thải hợp vệ sinh thị trấn Prao…

Công tác quản lý, theo dõi công nợ còn bất cập. Công tác đối chiếu vốn thanh toán trong năm vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.Bên cạnh đó, trong quyết định phân bổ vốn đầu tư, cũng như báo cáo quyết toán đều không phân

định rõ cơ cấu nợ của từng nguồn vốn, nên trách nhiệm còn chung chung, cấp dưới đùn đẩy cho cấp trên, cấp trên thì cho đó là trách nhiệm của cấp dưới. Việc luân chuyển cán bộ theo quy định cũng là một trong những yếu tố làm quá trình quản lý hồ sơ và công nợ không liên tục, nhiều trường hợp công trình không có vốn để thanh toán nên người phụ trách trước không hoàn thiện hồ sơ, đến khi được bổ sung vốn, do người mới tiếp nhận lại không có hồ sơ để thanh toán.

Nguồn thu ngân sách của huyện chủ yếu để thực hiện đầu tư XDCB là từ nguồn quỹ đất. Tuy nhiên nguồn lực này ngày càng giảm, công tác quy hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập. Kế hoạch thu và việc triển khai đấu giá quyền sử dụng đất thường diễn ra vào thời điểm cuối năm, làm công tác giải ngân vốn bị hạn chế.

Ngân vốn eo hẹp nên tình trạng thiếu vốn, bố trí không đủ vốn, nhưng lại đầu tư dàn trải chính là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vốn trong quá trình thanh toán. Việc bố trí kế hoạch đầu tư không theo tiến độ và khối lượng thực hiện, chưa tuân thủ nghiêm nguyên tắc phân bổ nên nhiều dự án chỉ thực hiện chi trả phần ngân sách cấp trên cho các nhà thầu, còn phần nợ ngân sách huyện vẫn không có vốn để thanh toán.

2.3.2.2. Hạn chế trong công tác thẩm định phê duyệt dự án

Công tác thẩm định, phê duyệt dự án của Đông Giang vẫn còn nhiều hạn chế như:

Chủ trương đầu tư và quyết định phê duyệt dự án không được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, thiếu sự thẩm định có chất lượng, dự án không đồng bộ,

…. Việc điều tra khảo sát ban đầu không tính toán hết các khả năng, không sát với thực tế, chưa xem xét đầy đủ đến yếu tố cung cầu nên trong quá trình

triển khai thường thay đổi nhiều về quy mô, tổng mức đầu tư, thiết kế, tổng dự toán dẫn đến tiến độ dự án chậm. Nhiều dự án phải dừng thực hiện gây lãng phí vốn đầu tư.

Chất lượng hồ sơ không đảm bảo nên khi trình cấp thẩm quyền thẩm định còn phải chỉnh sửa nhiều lần, mất thời gian. Năng lực đơn vị tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, năng lực yếu.

2.3.2.3. Hạn chế trong công tác thanh, quyết toán dự án hoàn thành

Số lượng dự án, công trình hoàn thành trên địa bàn huyện chưa quyết toán còn nhiều, việc chậm trể hồ sơ quyết toán làm ảnh hưởng đến công tác giải ngân kế hoạch vốn trong năm.

Công tác chỉ đạo quyết toán dự án hoàn thành tồn động đã được các cấp, các ngành quan tâm, nhưng nhìn chung chưa thường xuyên, chưa đôn đốc các chủ đầu tư nộp hồ sơ quyết toán theo quy định. Năng lực quản lý dự án của một số chủ đầu tư nhất là xã, thị trấn chưa đáp ứng được yêu cầu, quá trình quản lý triển khai dự án chưa thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định.

Cán bộ thẩm tra quyết toán của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện quá ít (02 cán bộ thẩm tra), chưa tương xứng với số lượng dự án hoàn thành cần quyết toán.

Việc phối hợp giao dịch của các chủ đầu tư thuộc xã, thị trấn với KBNN huyện đang còn hạn chế, dẫn đến tình trạng công trình đã quyết toán rồi nhưng chủ đầu tư chưa phối hợp kịp thời với KBNN huyện để thực hiện việc thanh toán, tất toán tài khoản, đóng mã số dự án.

Các cuộc tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát trên số lượng đầu công trình, dự án thấp, nhiều sai phạm chưa được phát hiện kịp thời

Một số chủ đầu tư nhất là xã, thị trấn chưa quan tâm đến công tác kiểm tra giám sát công trình, báo cáo đánh giá giám sát đầu tư theo quy định, chủ yếu phó thác hết nhiệm vụ cho đơn vị tư vấn giám sát. Công tác kiểm tra giám sát chưa có sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w