Nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện Đông Giang

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 58 - 61)

- Đầu tư xây dựng mớ

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện Đông Giang

đầu tư XDCB của huyện Đông Giang

Hiện nay công tác quản lý đầu tư XDCB còn nhiều hạn chế, bất cập, vướng mắc cần giải qquyết; thất thoát, lãng phí NSNN trong đầu tư XDCB còn xảy ra; sai phạm trong lĩnh vực này vẫn đang gia tăng.

Nhiều chương trình, dự án triển khai thực hiện có tổng số vốn đầu tư lớn, nhưng không tập trung và chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, sau khi kết thúc, tính ổn định, phát huy không được giữ vững hoặc hiệu quả thấp, khả năng tái nghèo cao. Đời sống của người dân trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các xã đặc biệt khó khăn chậm, trình độ năng lực của cán bộ xã, thôn còn nhiều bất cập và trình độ sản xuất của người dân vẫn còn nhiều hạn chế.

Nguồn vốn đầu tư, hổ trợ hằng năm chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương và dự án đã được phê duyệt. Định mức đầu tư thấp như vốn đầu tư chương trình 135 và mục tiêu giảm nghèo chỉ 1.000 triệu đồng/ xã và các thôn đặc biệt khó khăn 200 triệu đồng/ xã.

Nguồn vốn tự huy động chưa tương xứng với nguồn vốn hổ trợ của nhà nước, thậm chí có hộ không có khả năng đóng góp, không thực hiện vay vốn ưu đãi nên không thể tiếp nhận vốn huy động từ ngân sách để xây dựng.

Một số nội dung đầu tư chưa phù hợp với đối tượng hưởng lợi và tập quán của người dân. Phạm vi đối tượng hưởng lợi chỉ tập trung cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập chưa tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện ở cơ sở. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa thực sự chặt chẽ, đặc biệt trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn các chương trình, dự án còn chậm, chưa kịp thời và quá nhiều các văn bản ban hành một lúc, nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Công tác tổ chức khai thác, vận hành và vận động nhân dân duy tu, bảo dưỡng của địa phương kém nên công trình chưa phát huy hiệu quả, nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng.

Người dân còn trông chờ ỷ lại vào nhà nước, công tác quản lý sau đầu tư còn nhiều bất cập.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở những nội dung của chương 1, chương 2 của luận văn, sau khi giới thiệu tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội, đã phân tích điều kiện lợi thế của huyện Đông Giang trong quản lý sử dụng vốn đầu tư và việc thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển các dự án, qua đó, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế huyện Đông Giang. Luận văn đã tiến hành đánh giá nêu lên những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đông Giang, để làm cho cơ sở cho việc xây dựng định hướng và giải pháp hoàn thiện trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w