Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Giang

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 61 - 62)

- Đầu tư xây dựng mớ

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Giang

Trong nhiệm kỳ XVII, huyện Đông Giang đã nổ lực phấn đấu đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực và có ý nghĩa chính trị - xã hội rất quan trọng, thế và lực của huyện đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển về lượng, bước đầu có sự phát triển về chất, tích lũy của người dân được nâng lên.

Kinh tế tăng trưởng khá, quy mô được nâng lên; văn hóa – xã hội có tiến bộ; 03 mục tiêu lớn do Đại hội XVII xác định cơ bản hoàn thành, các chỉ tiêu về kinh tế, môi trường và các chỉ tiêu quan trọng về xã hội đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, hạ tầng dịch vụ, hành chính, văn hóa, sinh hoạt, chữa bệnh đáp ứng cơ bản nhu cầu của người dân; đời sống số đông người dân trên một số mặt được cải thiện; giải quyết việc làm, giảm nghèo, thực hiện chính sách người có công và các chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng từng năm; quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị giữ vững, trật tự xã hội ổn định; xây dựng nông thôn mới đảm bảo theo tiến độ chung của tỉnh; công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng MTTQ và các đoàn thể chuyển biến tích cực. Các phong trào

hoạt động quần chúng trên một số mặt có kết quả thiết thực. tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những tồn tại một số khó khăn. Kinh tế phát triển chậm, giá trị tuyệt đối thấp, việc kêu gọi các nhà đầu tư khai thác các tiềm năng và thế mạnh của huyện còn khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, giảm nghèo chưa bền vững. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Cơtu chưa đồng bộ, một số tệ nạn chưa được đẩy lùi, nạn phá rừng ngăn chặn chưa hiệu quả.

Tiếp tục phát triển kinh tế theo cơ cấu ngành nông nghiệp – thương mại – dịch vụ và công nghiệp. Phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở phát huy những tiềm năng trên địa bàn huyện, nhất là coi trọng chất lượng. Đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án cơ hội như du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng…, đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng nông thôn mới. Giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa người Cơtu; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội ổn định; dân chủ, kỷ cương được tăng cường. Đẩy mạnh hình thức tập huấn về cách lãnh đạo, quản lý, cách tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở theo hưỡng “cầm tay, chỉ việc” để dần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, thị trấn. Tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy đảng vững mạnh; thực hiện thắng lợi Nghị quyết của huyện Đảng bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w