đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn cấp huyện
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư. Các nhân tố này có thể là khách quan, chủ quan.
- Nhân tố chủ quan:
Thứ nhất, năng lực chuyên môn của các cơ quan tư vấn về đầu tư XDCB
còn nhiều hạn chế, chất lượng thiết kế các dự án chưa đạt yêu cầu dẫn đến tiến độ thực hiện còn chậm, hiệu quả còn thấp hoặc phải duyệt lại dự án, thiết kế, dự toán.
Thứ hai, công tác thẩm định dự án đầu tư còn có nhiều mặt bất cập, thậm
chí còn mang tính hình thức, thiếu các cán bộ kỹ thuật có năng lực chuyên môn để đảm nhiệm khâu thẩm định dự án, thiết kế và dự toán tại các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến chất lượng dự án và thiết kế chưa đảm bảo.
Thứ ba, công tác thẩm định thiết kế - dự toán và công tác xét thầu còn
nhiều phiền hà, phức tạp. Vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, sự phối hợp chưa đồng bộ, chưa nhịp nhàng ăn khớp. Mặt khác do thay đổi các chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu và chỉ định thầu nên việc triển khai các thủ tục còn chậm.
Thứ tư, năng lực quản lý của các chủ đầu tư còn yếu, phần lớn các cán bộ
đều kiêm nhiệm thiếu thời gian, hơn nữa lại thiếu các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về XDCB, nên quá trình chỉ đạo thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm thu thường chậm, chất lượng và hiệu quả lập dự án chưa cao, thiếu các dữ liệu hoặc các dữ liệu mang tính chất ước lượng,
năng lực nghiệm thu hồ sơ của các nhà thầu không được đảm bảo, do vậy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thiếu sức thuyết phục.
Thứ năm, công tác chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, chưa
sát với tình hình thực tế của địa phương. Việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, mặt khác do tính cấp bách nên một số dự án chưa hoàn thành thủ tục vẫn đưa vào kế hoạch đầu tư nên tiến độ triển khai dự án rất chậm.
Thứ sáu, công tác hướng dẫn thực hiện của tỉnh và các ban ngành còn
chậm, chưa kịp thời ra văn bản hướng dẫn thực hiện cho địa phương, đặc biệt là việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng.
Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các dự án đầu tư. Vì vậy, muốn thực hiện đầu tư có hiệu quả thì địa phương cần phải có cơ chế quản lý vốn một cách hợp lý. Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo sâu về chuyên môn. Đối với đơn vị thực hiện đầu tư phải nghiên cứu, đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Các nhân tố này tác động trực tiếp đến hiệu quả của công cuộc đầu tư nói chung và của từng dự án đầu tư nói riêng. Các dự án đầu tư mà hiệu quả thấp tức là hiệu quả của các đồng vốn bỏ ra cũng thấp. Cụ thể, nếu năng lực chuyên môn thấp, công tác quản lý kém thì sẽ dẫn đến kết qủa đầu tư không cao, hiệu quả đầu tư thấp.
- Các nhân tố khách quan:
Đó là các yếu tố không lường trước được như thiên tai, các rủi ro hệ từ sự biến động của nền kinh tế thế giới, của cả nước tác động tới địa phương một cách trực tiếp hay gián tiếp, các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các chiến lược về kinh tế như chiến lược công nghiệp hoá...
Các nhân tố khách quan này có thể xẩy ra đối với các địa phương, vì vậy phải tính toán, lường trước các rủi ro này để giảm các thiệt hại xẩy ra.